Tin mới

Tại sao những người làm nghề đao phủ thời xưa lại không lấy vợ và sinh con?

Thứ sáu, 22/09/2023, 11:45 (GMT+7)

Những người làm nghề đao phủ thời phong kiến đều rất khó lấy vợ do đặc thù công việc dù được trả lương rất hậu hĩnh.

Trong xã hội phong kiến ​​cổ xưa, để thuận tiện cho việc cai trị của mình, các hoàng đế sẽ ban hành những luật lệ khắc nghiệt để cai trị đất nước. Trong đó, tử hình chặt đầu là một trong những hình phạt cao nhất. Những người tham gia hành quyết tù nhân được gọi là đao phủ. Đao phủ là người thực hành bản án, ra tay chém đầu tử tội bằng dụng cụ chuyên dụng riêng như đao, kiếm, rìu... sau khi có hiệu lệnh từ quan phủ. Thông thường việc hành hình diễn ra công khai thị chúng, thu hút nhiều người đến xem.

Ảnh minh họa. Ảnh Internet.
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Ở các quốc gia châu Á, đao phủ được mô tả trong truyện hay phim ảnh là những gã đàn ông to béo, đầu được chít khăn đỏ, mặc áo để hở tay đến vai và hở bụng và ngực. Khi đến giờ ngọ, quan xử án sẽ cầm thẻ bài ném xuống đất, đây được cho là hiệu lệnh chém đầu tử tù. Lúc này, đao phủ sẽ uống một ngụm rượu rồi phun vào đao và từ từ giơ lên cao rồi chém xuống tử tội đang quỳ và bị trói tay quặp về phía sau.

Trên hiện trường hành quyết, đao phủ phải cố gắng kết thúc quá trình bằng một con đao sắc, nếu không sẽ không chỉ ảnh hưởng đến các bước hành quyết mà còn khiến người nhà của tù nhân cảm thấy khó chịu. Vì vậy, đao phủ sẽ mài dao thật sắc trước khi chém. 

Mỗi lần đao phủ hành quyết một người, hắn sẽ kiếm được một khoản lợi nhuận đáng kể. Nếu ai khéo léo hơn thì có thể kiếm được hai khoản lợi nhuận. Bởi vì ngoài tiền thù lao do triều đình chi trả, thỉnh thoảng các đao phủ còn có thể kiếm thêm được một khoản tiền hậu hĩnh do người nhà của những tù nhân chi trả.

Vào cuối thời nhà Thanh, lương của đao phủ đạt mức cao nhất. Khi đó, ngoài mức lương cơ bản, đao phủ còn có đánh giá thành tích, mỗi lần chặt đầu sẽ được trợ cấp 4 lượng bạc. 

Ảnh minh họa. Ảnh Internet.
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Trong nhiều bộ phim truyền hình cổ trang, cảnh đao phủ vung kiếm và tử tù bị kết án ngã xuống đất gây nhiều ám ảnh. Tuy nhiên, hầu hết mọi người không biết nhiều về nghề đao phủ và cuộc sống của những người làm nghề này.

Theo Sohu, tuy đao phủ chỉ là một nghề kết liễu mạng sống của những tù nhân bị kết án và được trả lương hậu hĩnh bởi triều đình. Nhưng đây là nghề tước đoạt quyền mạng sống con người, hơn nữa, thời phong kiến, người xưa còn rất mê tín nên họ cho rằng, đao phủ là một nghề xui xẻo. Đây cũng là lý do phần lớn những người làm nghề đao phủ đều không vợ, không con.

Trong số rất nhiều đao phủ thời cổ đại, có một đao phủ thời nhà Thanh đặc biệt nổi tiếng, đó là Đặng Hải Sơn. Đặng được biết tới là đao phủ cuối cùng của nhà Thanh với kỹ năng cực tốt. Theo thống kê, Đặng Hải Sơn đã chém hơn 300 người trong cả đời làm nghề đao phủ của mình.

Khi Đặng Hải Sơn mới bước chân vào nghề, một sư phụ đã cảnh cáo ông rằng, khi chém tới tử tù thứ 99 thì phải dừng lại nếu không sẽ phải chịu quả báo. Người làm nghề đao phủ xưa nay có câu "giết hơn trăm người thì không có con nối dõi". Tuy nhiên, Đặng Hải Sơn không coi trọng điều này. 

Tới năm 1932, Chính phủ Quốc dân đảng Trung Quốc quy định “tử hình bằng hình thức bắn bằng súng” nên nghề đao phủ biến mất.

Ảnh minh họa. Ảnh Internet.
Ảnh minh họa. Ảnh Internet.

Sau khi mất việc, Đặng Hải Sơn có rất ít bạn bè. Mọi người xung quanh từ hàng xóm, người thân đều cho rằng ông là người có tội nên thường tránh xa, không dám lại gần. Đúng như lời sư phụ của Đặng Hải Sơn từng nói, Đặng phải chịu quả báo vì phạm giới: Không lấy vợ, không có con nối dõi.

Những năm cuối đời, Đặng Hải Sơn sống trong cảnh túng thiếu, kiệt quệ. Không những thế, ông còn thường xuyên gặp ác mộng vào ban đêm, cuối cùng chết trong cô độc. Theo Sohu, phần lớn các đao phủ sau khi về hưu đều có hoàn cảnh tương tự Đặng Hải Sơn.

Nhiều người cho rằng, những người làm nghề đao phủ thực chất chỉ thực hiện mệnh lệnh của triều đình nên họ không hề có tội. Nhưng trong mắt những người xưa, tội lỗi của người hành quyết là rất nghiêm trọng vì nhiều sinh mạng đã ra đi dưới lưỡi đao của họ. Theo thời gian, mọi người đều cảm thấy đao phủ là một con quỷ giết người không chớp mắt. Những ai mê tín cho rằng đao phủ sẽ bị trừng phạt vì đã giết hại quá nhiều người. Chính vì lý do đó, thời phong kiến, đao phủ rất khó tìm được vợ. Nhiều người cho rằng, kẻ làm nghề đao phủ là "người không bình thường". 

Ngoài những lý do trên, một nguyên nhân khác khiến đao phủ khó lấy được vợ vì hiếm có người phụ nữ nào chịu lấy họ. Được biết, địa vị xã hội của phụ nữ thời xưa rất thấp kém. Thậm chí, có những thái giám trong cung cũng có thể bỏ tiền ra cưới một người vợ trên danh nghĩa để phục vụ mình. Chính vì thế, nhiều phụ nữ cho rằng nếu lấy một đao phủ quen tay giết người, nếu chẳng may chọc giận chồng, họ sẽ là nạn nhân tiếp theo. Vì những lý do trên, hầu hết đa số đao phủ thời xưa đều không lấy vợ sinh con, sống cuộc đời cô độc tới khi qua đời. 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: đao phủ