Tin mới

Tại sao Trung Quốc sợ các hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ?

Thứ ba, 24/03/2015, 13:30 (GMT+7)

Trung Quốc khá không hài lòng trước viễn cảnh Hàn Quốc sẽ mua nền tảng quốc phòng tên lửa mới nhất của Mỹ - Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).

Trung Quốc khá không hài lòng trước viễn cảnh Hàn Quốc sẽ mua nền tảng quốc phòng tên lửa mới nhất của Mỹ - Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD).

Vậy THAAD là gì? Công dụng của nó là gì? Và tại sao nó lại quan trọng đến thế?

 

Theo Dan Sauter ở Phòng phát triển kinh doanh của THAAD, nó là “yếu tố chủ chốt cho Hệ thống phòng không tên lửa đạn đạo của Mỹ (BMDS) và được thiết kế để bảo vệ quân đội Mỹ, các lực lượng đồng minh, trung tâm dân cư và các công trình xây dựng quan trọng chống lại các tên lửa đạn đạo tầm ngắn-trung”.

Ông giải thích, THAAD “có khả năng độc để tiêu diệt các mối đe dọa từ bên trong lẫn bên bên ngoài trên không bằng cách sử dụng động năng (hit-to-kill) sát nhân đã được chứng minh. THAAD chống lại tốt mọi loại đầu đạn tên lửa, đặc biệt gồm cả các trọng tải của Vũ khí tiêu diệt hàng loạt (hóa học, hạt nhân, sinh học). THAAD đặc biệt được thiết kế để chống lại các cuộc đột kích quy mô lớn bằng hỏa lực cao (lên đến 72 Interceptors per battery), radar có tổ chức và chế độ quản lý/điều khiển hỏa lực chiến đấu mạnh mẽ.

Ông Sauter cho biết thêm, THAAD “có khả năng tương tác với các yếu tố của BMDS, phối hợp cùng Patriot/PAC-3, Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis, để tối đa hóa khả năng phòng thủ tích hợp tên lửa và trên không. THAAD di động hơn và có thể triển khai nhanh chóng hơn, trợ giúp các binh sĩ có thể thích nghi tốt hơn để xử lý linh hoạt các tình huống đe dọa trên toàn cầu.”

Vậy tại sao Trung Quốc lại e ngại THAAD?

Dường như Bắc Kinh lo ngại rằng THAAD có thể vượt trội hơn khả năng quân sự của họ - năng lực của nó khiến các hacker Trung Quốc khó có thể “ăn trộm” chút ít thiết kế của họ, theo một số báo cáo khác nhau.

Triều Tiên cũng e ngại và có thể khiến THAAD xuất hiện tại biên giới Bắc Kinh. Trong khi Triều Tiên liên tục phô trương sức mạnh quân sự và phát triển các loại tên lửa tầm xa khác nhau thì Mỹ và các đồng minh tìm cách để tự bảo vệ chính mình, trong đó có việc sử dụng THAAD. Trung Quốc biết rõ và họ quá thất vọng khi những vũ khí này cũng có thể được dùng như một lá chắn chống lại các tên lửa Trung Quốc.

Một vài thập kỷ trước, Trung Quốc đã xây dựng một kho tên lửa đạn đạo và tên lửa tuần tra khổng lồ. Chúng có thể đóng vai trò lớn trong chiến lược “chống tiếp cận/chống-xâm nhập khu vực” mà họ dùng để chống lại Nhật hay Mỹ. Kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc cũng có thể được gắn trên các tên lửa đạn đạo. Nếu THAAD được triển khai đến Hàn Quốc (điều này còn lâu mới được hoàn thành) theo lý thuyết có thể lấn át hỏa lực tấn công mà Trung Quốc đang cố gắng thể hiện trên cả mặt hạt nhân và truyền thống – khó khăn chắc chắn sẽ tăng gấp đôi.

Vào năm 2013, Mỹ từng đưa THAAD đến bảo vệ Guam từ một cuộc tấn công tên lửa tiềm tàng từ Bình Nhưỡng. Nếu Triều Tiên một lần nữa tạo ra cuộc khủng hoảng, thì Mỹ một lần nữa phải đưa các hệ thống phòng thủ tên lửa quay trở lại Thái Bình Dương như năm 2013.

Nhìn vào những mối căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh về các vấn đề từ quần đảo Sensaku, Biển Đông… Mỹ có thể giải quyết bằng cách thắt chặt mối quan hệ với các đồng minh của Mỹ như Hàn Quốc và Nhật Bản.

Với Trung Quốc, động thái tiếp theo khá rõ ràng, đã đến lúc nên duy trì quan hệ đồng minh ở Bình Nhưỡng và đảm bảo Triều Tiên giảm thiểu các vụ thử nghiệm tên lửa có thể khiến Mỹ phải sử dụng THAAD hay bất cứ hệ thống phòng thủ nào khác. Trong một cuộc khủng hoảng khác hay một cuộc phóng thử tên lửa nhằm thể hiện sức mạnh ICBM của Triều Tiên, Washington có thể cân nhắc cam kết phòng thủ tên lửa ở châu Á-Thái Bình Dương. Bất cứ động thái nào nhằm tăng cường sức mạnh của Mỹ và các đồng minh sẽ phủ nhận khả năng tên lửa của Bắc Kinh và chiến lược A2/AD. Và Bắc Kinh dường như không muốn điều này xảy ra.

Lược dịch theo ý kiến của tác giả Harry J. Kazianis, BTV, chuyên gia cấp cao tại  Center for the National Interest, China Policy Institute…

Theo Chi MK/National Interest

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news