Thanh kiếm hơn 2.000 năm không rỉ của Việt Vương Câu Tiễn
Vào năm 1965, các nhà sử học tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc khai quật một ngôi mộ cổ có niên đại hơn 2.000 năm và phát hiện ra thanh kiếm đồng từ thời Xuân Thu. Thanh kiếm nằm bên trong vỏ bọc bằng gỗ và sơn mài đặt bên chủ nhân. Bao kiếm vẫn đang trong tình trạng rất tốt. Nằm trong ngôi mộ ẩm thấp gần 2.500 năm thế nhưng thanh kiếm khi được rút ra khỏi bao vẫn tỏa ra ánh sáng kim loại. Bề mặt lưỡi kiếm có một màu vàng đan xen hoa văn màu tối. Thật đáng kinh ngạc. Trong hơn 2 thiên niên kỷ nó hầu như không bị rỉ sét. Điều tuyệt vời hơn nữa là lưỡi dao vẫn sắc như dao cạo.
Các nhà nghiên cứu đã tìm cách lý giải tại sao thành kiếm lại bền như vậy. Họ phân tích ra lưỡi kiếm được làm chủ yếu bằng đồng dẻo nhưng phần rìa được làm từ thiếc. Nhờ vậy mà lưỡi kiếm giữ được một cạnh sắc trong thời gian dài. Cấu tạo của thanh kiếm khít với bao nên cơ hội tồn tại vĩnh cửu của nó cao hơn so với hầu hết các thanh kiếm khác.
Tuy nhiên, trong khi thanh kiếm thắng được thử thách thời gian thì lại sắp phải đối mặt với kẻ thù nguy hiểm hơn chính là con người. Vào năm 1994, thanh kiếm Câu Tiễn được cho mượn đưa sang Singapore. Tại đó, một người thợ đã vô tình đập kiếm vào bề mặt cứng khiến nó có một vết nứt nhỏ trên lưỡi. Để tránh sự cố tương tự, nhà chức trách quy định cấm đưa thanh kiếm ra khỏi biên giới Trung Quốc. Ngày nay, thanh kiếm quý này được bảo quản tại một bảo tàng và sẽ tiếp tục công cuộc chống trọi với thời gian.
12 pho tượng bằng đồng của Tần Thủy Hoàng
Tần Thủy Hoàng có quyền lực đáng kinh ngạc. Ông là vị hoàng đế đầu tiên bắt toàn bộ người dân làm theo ý mình và kiểm soát sự giàu có của đế chế đó. Thời cầm quyền, Tần Thủy Hoàng đã ra lệnh biến tất cả vũ khí của nông dân thành của mình, tịch thu những công cụ bằng đồng đó đem nấu chảy rồi đúc thành 12 bức tượng đồng nặng mỗi cái 120 tấn để đặt tại cung điện.
Sử sách ghi lại như vậy nhưng ngay sau khi nhà Tần sụp đổ, tất cả các bức tượng đều biến mất không vết tích. Nếu chúng thực sự tồn tại thì với kích thước lớn như vậy, chúng đã biến đi đâu? Các tài liệu ghi lại mệnh lệnh của Tần Thủy Hoàng nhưng mặc nhiên không có cái nào đề cập đến sự tồn tại của 12 pho tượng. Và dĩ nhiên, đến nay chúng vẫn là một bí ẩn.
Bia đá gần lăng Võ Tắc Thiên
Võ Tắc Thiên là Nữ vương duy nhất trong lịch sử Trung Quốc. Bà trị vì đất nước với tư cách hoàng đế trong 15 năm nhưng nếu tính thời gian thực sự thao túng quyền lực thì gần 0 năm. Võ hậu đã ảnh hưởng đến toàn bộ lịch sử triều đại nhà Đường. Năm 705 sau Công nguyên, quà qua đời và được an tán tại Càn Lăng, Tây An. Trước mộ của Võ Tắc Thiên có một tấm bia đá được bà dựng lên khi còn sống và không có dòng chữ nào, được gọi là "Bia đá không lời". Có 4 cách giải thích về lý do tại sao Võ Tắc Thiên dựng bia không lời cho chính mình.
Thứ nhất, Võ Tắc Thiên muốn khoe thành tích của mình và những gì bà làm không thể ghi hết lên một chiếc bia đá.
Thứ hai, Võ Tắc Thiên từng tin vào Đạo giáo nên đã tiêu diệt nhiều học giả Nho giáo để duy trì sự cai trị của Đạo giáo. Bà ý thức được sử sách là do các nhà Nho ghi lại. Để các nhà nho không trả thù, bôi nhọ bản thân, bà đã dựng bia không lời để tận diệt những toan tính của người theo đạo Nho.
Thứ ba, Võ Tắc Thiên hiểu được những gì mình đã làm là đi ngược với truyền thống nên tốt nhất là không viết gì lên bia đá.
Thứ tư, vào những năm cuối đời, Võ Tắc Thiên tin vào Phật giáo. Khi đó với bà đúng sai không còn quan trọng nên bà đã dựng Bia đá không lời.