Theo tục lệ, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm người dân Việt sẽ làm mâm cơm cúng Táo Quân để tiễn ông Công, ông Táo về chầu trời sau một năm trông coi, cai quản dưới hạ giới. Bên cạnh những việc chu đáo khu chuẩn bị mâm cúng Táo quân thì điều vô cùng quan trọng cần chú ý chính là việc thả cả chép phóng sinh.
Cá chép không chỉ là phương tiện để ông Công, ông Táo về trời mà hành động thả cá chép theo quan niệm cũng là hành động phóng sinh hướng đến những điều thiện, tốt đẹp trong cuộc sống. Việc thả cá chép không quan trọng to hay nhỏ mà quan trọng là ở tấm lòng cùng hành động không phạm vào điều cấm kỵ của người người phóng sinh.
Hiện nay, nhiều người đã hiểu sai ý nghĩa phóng sinh khiến nét đẹp văn hóa đã bị "biến tướng". Theo phong tục thả cá chép, cá được đặt trong lòng bàn tay và thả nhẹ xuống nước nhưng phải nhanh gọn ở sông, hồ.
Điều đáng nói là thả cá chép phải thực hiện đúng cách, đảm bảo đúng ý nghĩa của việc phóng sinh. Gia chủ hạ lễ, hóa vàng và mang cá chép đi phóng sinh trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp.
Nên chọn những địa điểm ao, hồ nước sạch, không ô nhiễm rồi từ từ thả cá xuông. Tuyệt đối không đứng trên cao đổ hay ném cá xuống. Hành động này thể hiện sự sơ sài, không thành tâm của người phóng sinh đồng thời việc thả cá từ trên cao xuống cũng có thể khiến cá bị chết do rơi từ trên cao xuống.
Tránh thả cả túi nylon và cá xuống sông bởi đây là hình ảnh xấu xí gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường. Túi nylon thả xuống sông, hồ có thể khiến chúng chết ngạt và ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật khác trên sông hồ đồng thời cũng làm mất đi ý nghĩa tốt đẹp của phóng sinh.
Sau khi thả không thể đi ngay mà ở lại xem cá đã bơi chưa hay bị mắc kẹt hoặc bị bơi ngược vào bờ. Cũng cần chọn nơi ít người câu cá để tránh việc cá vừa thả ra đã bị đánh bắt.
Theo chuyên gia tâm linh, phóng sinh cần xuất phát từ cái tâm chứ không nên theo phong trào. Đặc biệt, không nên cầu mong thả cá để có lộc kẻo hiệu quả lại hạn chế. Quan niệm dân gian còn cho rằng thả cá xong về không nên đi lại nơi đó cả ngày hôm đó.