Theo tin tức trên Guardian, các nhà khoa học dẫn đầu nghiên cứu mới nhận thấy tín hiệu đáng lo ngại trong dữ liệu quan sát được từ vệ tinh: Trong suốt năm 2019, Greenland mất đi lượng băng khổng lồ, tương đương với tốc độ 1 triệu tấn/phút. Khủng hoảng biến đổi khí hậu đã và đang khiến miền Nam khu vực Bắc Cực nóng lên nhanh chóng, băng đang tan và sẽ gây hệ lụy tất yếu là nước biển dâng.
Trong năm ngoái, dải băng Bắc Cực mất đi khoảng 532 tỷ tấn, khi mà lớp băng bề mặt tan chảy và sông băng vỡ ra thành nhiều mảnh mà rơi xuống nước; mỗi giây, lượng nước “vỡ” ra khỏi thềm băng nơi đây đủ để đổ đầy 7 bể bơi có thể tích 2,5 triệu lít/bể.
>> Xem thêm: Hồ nước bị cạn để lộ kho báu cổ toàn vàng dưới đáy sông
Biển băng tại Eo biển Đan Mạch ở bờ biển miền Đông Greenland. Ảnh Guardian
Vệ tinh đã thu thập dữ liệu từ hồi 2003, các phân tích cho thấy lượng băng mất đi trong 2019 đã gấp đôi lượng băng tan thường niên là 255 tỷ tấn. Một phần rất lớn lượng băng mất đi năm ngoái đã tan chỉ nội trong tháng 7/2019.
Các nhà nghiên cứu sửng sốt trước mất mát lớn, cho rằng nhiều khả năng đây là sự kiện băng tan lớn nhất trong nhiều thập kỷ, thậm chí là nhiều thiên niên kỷ.
Nếu như toàn bộ dải băng Greenland mà tan, mực nước biển sẽ dâng cao thêm 6 mét. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu nói rằng vẫn chưa rõ liệu dải băng đã thực sự chạm mốc “không thể phục hồi”, bên cạnh đó việc giảm khí thải sẽ làm chậm quá trình băng tan vốn sẽ kéo dài tới hàng thế kỷ, xét tới lượng băng khổng lồ.
>> Xem thêm: Phát hiện hang động bí mật chứa vô vàn viên kim cương 'khổng lồ' cực hiếm
Hiện tượng thời tiết cực đoan đã giữ một lượng lớn không khí nóng tại Greenland chính là lý do khiến băng tan nhanh chóng.
Băng sẽ còn tan tiếp khi mà nhiệt độ khu vực Bắc Cực vẫn còn tăng, nên việc quan sát kỹ biến chuyển của băng khu vực này là tối quan trọng.