Năm mới 2021 đang đến gần tuy nhiên, năm nay lại là một năm vô cùng đặc biệt khi các quốc gia trên thế giới chào đón năm 2021 trong bối cảnh Covid-19 vẫn đang vô cùng phức tạp.
Cũng chính vì tình hình dịch bệnh nên nhiều quốc gia trên thế giới đã phải hủy hoặc thay đổi thói quen chào đón năm mới 2021 để đảm bảo an toàn. Không khí trước thềm đón năm mới 2021 trên một số quốc gia vì thế mà cũng bị trùng xuống không sôi động như trước đây.
New Zealand đã chính thức chào đón khoảnh khắc thiêng liêng chuyển giao từ năm cũ sang năm mới. Auckland đã chào đón năm 2021 bằng một màn Bắn pháo hoa sau khi New Zealand đẩy lùi COVID-19 một cách hiệu quả.
Màn bắn pháo hoa tại tháp Sky Tower ở khu bến cảng Auckland, New Zealand. Zuma Press / PA Images
Nơi đầu tiên đón năm mới 2021 là Cảng Sydney. Tuy nhiên, theo Reuters ghi nhận trước thềm năm mới, tại đây vẫn khá vắng lặng. Năm nay, người Sydney năm nay được yêu cầu ở nhà và đón năm mới qua tivi để ngăn ngừa Covid-19 lây lan.
Cảng Sydney nơi tổ chức bắn pháo hoa năm nay vắng lặng chưa từng thấy. Ảnh Reuters
Tại Nga vào thời khắc gần bước sang năm mới cũng khá vắng vẻ. Đêm giao thừa được người dân Nga chờ đón hơn cả lễ Giáng sinh, vốn diễn ra vào ngày 7/1 do phần lớn người dân theo Chính thống giáo. Tuy nhiên, các sự kiện công cộng năm nay đã bị hủy hoặc giới hạn tại nhiều vùng.
Công viên Patriot ở Kubinka, Nga cũng không có mấy người. Ảnh Reuters
Tại Anh, ngày cuối năm đường phố vẫn thưa thớt người. Ngoài hủy sự kiện bắn pháo hoa và đếm ngược, ngoài đường phố còn treo bảng hiệu nhắc nhở mọi người ở nhà đón năm mới an toàn. Màn bắn pháo hoa trên sông Thames bị cấm, nhưng tháp đồng hồ Big Ben sẽ điểm 12 tiếng vào lúc nửa đêm.
Tại Anh cũng hủy các sự kiện tập trung đông người. Ảnh Reuters
Tại Mỹ, quả cầu Pha lê nổi tiếng đang được lắp đặt ở Quảng trường Thời đại, thành phố New York. Sự kiện đếm ngược đón năm mới tại đây vẫn sẽ được tổ chức và phát sóng trực tiếp, nhưng ngoại trừ những nhân viên ứng phó khẩn cấp được mời, người dân sẽ không được phép tập trung tại đây đón giao thừa sôi động như mọi năm.
Sự kiện đếm ngược đón năm mới tại đây vẫn sẽ được tổ chức và phát sóng trực tiếp. Ảnh Reuters
Tại Đức, trước thềm đón năm mới 2020, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có bài phát biểu. Trong thông điệp chúc mừng năm mới. "Những ngày này và những tuần này... là thời điểm khó khăn đối với đất nước chúng ta. Và điều đó sẽ kéo dài một thời gian nữa".
Các lễ hội đêm giao thừa cũng dự kiến vắng lặng với lệnh cấm bán pháo hoa, các biện pháp giới hạn chặt chẽ số lượng người có thể tụ tập nơi công cộng.
Thủ tướng Đức cũng kêu gọi mọi người đón giao thừa trong lặng lẽ. Ảnh Reuters
Nhật Bản đón năm mới theo lịch dương bắt đầu từ 1/1 và kéo dài tới 3/1. Thủ tướng Yoshihide Suga kêu gọi người dân nước này đón Năm mới một cách lặng lẽ và tránh tổ chức các cuộc tụ tập gia đình và bạn bè nhằm kiềm chế số ca lây nhiễm đang gia tăng gần đây.
Một cặp bánh gạo mochi khổng lồ được dâng lên đền thờ Atsuta Jingu ở thành phố Nagoya, tỉnh Aichi, Nhật Bản. Năm nay, chỉ có chưa đến 10 người được dâng bánh làm từ một bao gạo để giảm nguy cơ lây nhiễm nCoV. Ảnh Reuters