Tin mới

Thói quen khi nấu ăn dễ gây cháy nổ nhưng đa số người mắc, dừng ngay trước khi quá muộn

Thứ tư, 18/10/2023, 14:01 (GMT+7)

Thói quen nấu ăn này dễ gây ra cháy nổ, tuy nhiên nhiều người không biết dễ dàng gây ra những tình huống xấu.

Mùa thu khí hậu khô hanh, nguy xảy ra cháy nổ tại các gia đình tăng đáng kể. Sử dụng gas và điện lâu dài và thường xuyên trong bếp, nếu không cẩn thận có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc. Do đó, phải chú ý đến việc phòng cháy, tránh xa thói quen sau đây:

Rời khỏi khu vực bếp

Nhiều người khi nấu ăn trong thời gian dài thường có thói quen kết hợp với làm việc nhà để khiến mất thời gian trôi qua nhanh hơn. Nhưng việc làm này vô tình tạo ra nguy cơ an toàn. 

Sử dụng gas và điện lâu dài và thường xuyên trong bếp, nếu không cẩn thận có thể dẫn đến cháy nổ
Sử dụng gas và điện lâu dài và thường xuyên trong bếp, nếu không cẩn thận có thể dẫn đến cháy nổ

Susan McKelvey của Hiệp hội Phòng cháy Quốc gia Hoa Kỳ cho biết, "Nấu ăn không người trông coi là nguyên nhân chính của các vụ hỏa hoạn gia đình và tử vong do hỏa hoạn,". Theo báo cáo mới nhất về hỏa hoạn gia đình do nấu ăn của NFPA, hỏa hoạn xảy ra khi không có người giám sát thực phẩm đang được nấu, tình huống này có thể do phân tâm, rời khỏi bếp, hoặc ngủ quên.

Để vật dễ cháy hoặc chất cháy gần lửa

Để vật dễ cháy hoặc chất cháy như găng tay, đũa gỗ... gần bếp có thể gây ra thảm họa. "Đây là nguyên nhân đứng thứ hai trong nguyên nhân gây ra hỏa hoạn khi nấu ăn, và thứ tư trong số ca tử vong và thương tích do hỏa hoạn khi nấu ăn," McKelvey nói.

Để ngăn chặn hỏa hoạn, nên đặt các vật dễ cháy hoặc chất cháy cách xa bếp. Trong quá trình nấu ăn, mọi bao bì giấy hoặc nhựa đã sử dụng cần được xử lý kịp thời để tránh nguy cơ hỏa hoạn.

Không để vật dễ cháy hoặc chất cháy gần lửa
Không để vật dễ cháy hoặc chất cháy gần lửa

Dùng nước để dập tắt lửa do dầu mỡ

Nếu phát hiện lửa trong lò nướng hoặc trên bếp, không nên tự tiện dập tắt lửa bằng nước hoặc dùng khăn ướt. McKelvey cảnh báo: "Không bao giờ sử dụng nước để dập tắt lửa dầu hoặc mỡ, vì nước sẽ khiến lửa bùng phát mạnh hơn. Nếu có lửa trong lò nướng, hãy giữ cửa lò đóng và tắt nguồn điện hoặc gas cho đến khi lửa tắt hoàn toàn."

Nên sử dụng bình cứu hỏa đặc biệt dành cho dầu hoặc mỡ, nếu không có có thể dùng nắp nồi để che lên trên ngọn lửa và tắt nguồn bếp. Điều quan trọng là không bao giờ cố gắng di chuyển một chiếc nồi hoặc chảo đang cháy, vì điều này có thể gây ra thương tích hoặc làm lửa lan rộng ra nhanh chóng.

Thói quen khi nấu ăn dễ gây cháy nổ nhưng đa số người mắc, dừng ngay trước khi quá muộn - Ảnh 1
 

Để trẻ em và thú cưng ở gần bếp khi đang nấu ăn:

Với sự tinh nghịch, hiếu động, trẻ con có thể là nguyên nhân gây ra cháy nổ. Chuyên gia khuyến nghị khi nấu ăn, bạn nên để trẻ nhỏ và thú cưng xa bếp và nghiêm cấm sự xuất hiện trẻ xung quanh khu vực nấu ăn cũng như khu vực lưu trữ hoặc tải thức ăn nóng hoặc chất lỏng. 

Để tay cầm nồi về phía người nấu

Khi nấu ăn, nhiều người có thói quen để tay cầm nồi hướng về phía người nấu. Điều này không tốt vì có thể cản trở lối đi gây đổ vỡ. McKelvey khuyến nghị, nên quay tay cầm nồi sang một bên khi nấu ăn, hãy để nắp nồi ở gần, nếu có cháy nhỏ do dầu mỡ có thể đậy nắp lên trên nồi trước, sau đó tắt bếp ngay lập tức để đảm bảo an toàn.

Thói quen khi nấu ăn dễ gây cháy nổ nhưng đa số người mắc, dừng ngay trước khi quá muộn - Ảnh 2
 

Lưu ý để đảm bảo an toàn khi đứng bếp

Khi nấu ăn, cần tuân theo các quy tắc an toàn khi sử dụng lửa và điện. Không nên kết nối dây điện một cách tùy tiện, rút phích cắm nguồn khi không sử dụng. Cần kiểm tra định kỳ các đường ống khí tự nhiên, van ống bình ga, bếp... nếu phát hiện bất kỳ vấn đề gì, hãy liên hệ ngay với nhân viên sửa chữa.

Kiểm tra và làm sạch định kỳ các vết bẩn dầu trong máy hút mùi, và quạt thông gió để tránh cháy nổ khi dầu bẩn tiếp xúc với lửa. Trong nhà cũng cần phải xây dựng kế hoạch sơ tán khẩn cấp, xác định lối thoát an toàn, học cách chữa cháy đúng cách…

Ảnh minh họa: Internet

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news