Tin mới

Thực hư chuyện gỗ ở Tử Cấm Thành hơn 600 năm không bị mối mọt, bất tử với thời gian

Thứ hai, 27/02/2023, 11:51 (GMT+7)

Trải qua hơn 600 năm nhưng Tử Cấm Thành vẫn sừng sững trước gió mưa, sương giá, bão tuyết. Điều gì ẩn sau sự trường tồn của công trình này?

Tử Cấm Thành với hơn 70 cung điện lớn nhỏ và hơn 9.000 gian phòng là quần thể cung điện kết cấu bằng gỗ lớn nhất, hoàn chỉnh nhất thế giới. Trải qua hơn 600 năm, nhiều người rất thích thú khi thấy những loại gỗ trong Tử Cấm Thành có thể chịu được gió, sương giá, tuyết và mưa nhưng không bị mục nát. Vậy thì điều gì đã làm nên sự kỳ diệu này?.

Theo các chuyên gia nghiên cứu, các cấu kiện bằng gỗ trong Tử Cấm Thành được làm từ hơn 40 loại gỗ khác nhau. Trong số đó, vân sam, thông cứng, thông mềm, trinh nam, linh sam và gỗ bách được sử dụng nhiều nhất.

Tử Cấm Thành là công trình làm phần lớn từ gỗ nhưng đã tồn tại hơn 600 năm và gần như vẫn nguyên vẹn.
Tử Cấm Thành là công trình làm phần lớn từ gỗ nhưng đã tồn tại hơn 600 năm và gần như vẫn nguyên vẹn.

Các tòa nhà cổ trong Tử Cấm Thành được chia theo 2 triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Những tòa nhà quan trọng trong thời kỳ đầu và giữa thời Minh hầu hết được làm bằng gỗ sụ nam mộc quý giá. Đến thời nhà Thanh, tài nguyên nam mộc không đủ và người ta chuyển sang dùng gỗ thông.

Vậy làm thế nào mà các vật liệu gỗ trong Tử Cấm Thành chống lại các điều kiện tự nhiên như gió, nắng, mưa, sét đánh và côn trùng? Tuổi thọ của gỗ chủ yếu phụ thuộc vào môi trường và các biện pháp bảo vệ. Thiệt hại do nước là mối đe dọa chính đối với gỗ, độ ẩm sẽ làm tăng độ ẩm của gỗ và tạo điều kiện sống cho các loại nấm gây thối gỗ và cả mối mọt.

Các loại gỗ được chọn làm cố cung đều rất bền, chắc. Người xưa còn áp dụng nhiều biện pháp để chống ẩm mốc, mối mọt cho công trình.
Các loại gỗ được chọn làm cố cung đều rất bền, chắc. Người xưa còn áp dụng nhiều biện pháp để chống ẩm mốc, mối mọt cho công trình.

Để giữ khô hoặc giảm độ ẩm, các gốc cột và eo tường trong Tử Cấm Thành đều được đặt "thông gió". Gió, nắng và mưa sẽ gây ra các vết nứt và các hư hỏng khác trên bề mặt của các bộ phận bằng gỗ lộ ra ngoài. Do đó, người xưa đã dùng sơn mài vẽ lên những bức tranh đầy màu sắc, không chỉ bảo vệ gỗ mà còn tăng tác dụng trang trí.

Gỗ là vật liệu dễ cháy, vì vậy, để Tử Cấm Thành có thể trường tồn thì các chuyên gia xưa cũng đã nghĩ ra nhiều phương pháp. Vào thời cổ đại, không có vật liệu chống cháy đặc biệt nào và họ chỉ có thể thực hiện kiểm soát nguồn lửa, bảo vệ cơ thể và xử lý khẩn cấp. Ví dụ các cấu kiện bằng gỗ thì được bọc tôn, lắp đặt tường lửa (tường cung điện vừa chống trộm, vừa chống cháy), bể chứa nước.

Trên thực tế, gỗ ở Tử Cấm Thành vẫn bị hư hỏng chứ không phải 'bất tử' như lời đồn.
Trên thực tế, gỗ ở Tử Cấm Thành vẫn bị hư hỏng chứ không phải "bất tử" như lời đồn.

Trên thực tế, Tử Cấm Thành vẫn bị hư hỏng như thường. Các cấu kiện bằng gỗ bị mục nát, mối mọt, biến dạng, tách, gãy... theo thời gian. Những bộ phận bị hư hại sẽ được thay thế, sửa chữa nhưng luôn đảm bảo tính xác thực và nguyên vẹn của di tích này. Khi sửa chữa, họ sẽ chọn loại gỗ đồng nhất với cấu kiện ban đầu để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền cho công trình.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news