Tin mới

Tỉa chân hương tết Nhâm Dần: Cách tỉa chân hương, thời gian tỉa chân hương, kiêng kỵ khi tỉa chân hương

Thứ hai, 17/01/2022, 11:17 (GMT+7)

Năm hết tết đến, tỉa chân hương là nghi thức không thể thiếu của mọi gia đình. Vậy gia chủ đã hiểu đúng về việc làm này?

Có nên tỉa chân hương (nhang)

Theo các chuyên gia Phong thủy, bát hương là nơi tụ khí. Nếu để bát hương quá đầy sẽ cản trở khí lưu chuyển, ảnh hưởng đến vận may của gia chủ. Việc tỉa chân hương giúp cho bàn thờ phong quang, đặc biệt hạn chế hỏa hoạn trong gia đình.

Nếu để bát hương quá đầy sẽ cản trở khí lưu chuyển, ảnh hưởng đến vận may của gia chủ. Việc tỉa chân hương giúp cho bàn thờ phong quang, đặc biệt hạn chế hỏa hoạn trong gia đình
Nếu để bát hương quá đầy sẽ cản trở khí lưu chuyển, ảnh hưởng đến vận may của gia chủ. Việc tỉa chân hương giúp cho bàn thờ phong quang, đặc biệt hạn chế hỏa hoạn trong gia đình

Tỉa chân hương (nhang) vào ngày bao nhiêu, thời gian tỉa chân hương (nhang)

Từ bao đời này, ngày tỉa chân hương được thực hiện vào dịp cúng Ông Công ông Táo tức 23 tháng chạp. Đây là thời điểm đánh dấu sự kết thúc của một năm. Tuy nhiên, nếu bát hương đầy, gia chủ có thể lựa chọn bất cứ ngày lành trong năm để tỉa bớt chân, không cần quá cứng nhắc.

Nếu bát hương đầy, gia chủ có thể lựa chọn bất cứ ngày lành trong năm để tỉa bớt, không nhất thiết là ngày 23 tháng chạp
Nếu bát hương đầy, gia chủ có thể lựa chọn bất cứ ngày lành trong năm để tỉa bớt, không nhất thiết là ngày 23 tháng chạp

Lưu ý khi tỉa chân hương

Trước khi tỉa chân hương gia chủ cần thành tâm xin phép bề trên. Sau đó nhẹ nhàng rút từng ít một cho đến khi còn 3 chân hương. Với những bát hương của người mất nhưng chưa qua 3 năm, nếu là đàn ông thì để lại 7, còn đàn bà để lại 9 chân hương. Lưu ý gia chủ chỉ nên giữ lại 1/3 tro khi tỉa chân hương trong bát cũ. Khi rút chân hương tuyệt đối không được phép di chuyển bát hương, đây là đại kỵ. 

Gia chủ chỉ nên giữ lại 1/3 tro khi tỉa chân hương trong bát cũ. Khi rút chân hương tuyệt đối không được phép di chuyển bát hương
Gia chủ chỉ nên giữ lại 1/3 tro khi tỉa chân hương trong bát cũ. Khi rút chân hương tuyệt đối không được phép di chuyển bát hương

Tro hương cần phải biết nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tốt nhất là dùng rơm gạo nếp đốt lấy tro. Sau khi hoàn tất mọi thủ tục, bát hương đã sạch đẹp gia chủ tiến hành khấn xin thỉnh ông bà, tổ tiên về. Số chân nhang được rút ra, gia chủ nên đem hóa rồi rải ra sông cho mát mẻ.

Tỉa chân hương bàn thờ thần tài

Tỉa chân hương bàn thờ Thần tài, gia chủ nên rút từng chân một, để lại chân nhang theo số lẻ để nhận lộc lá. Số chân nhang được rút ra, gia chủ nên đem đốt rải ra vườn, gốc cây trong nhà hoặc rải ra sông.

Tỉa chân hương bàn thờ Thần tài, gia chủ nên rút từng chân một, để lại chân nhang theo số lẻ để nhận lộc lá
Tỉa chân hương bàn thờ Thần tài, gia chủ nên rút từng chân một, để lại chân nhang theo số lẻ để nhận lộc lá
Văn khấn tỉa chân hương

Nam Mô A Di Đà Phật 

Nam Mô A Di Đà Phật 

Nam Mô A Di Đà Phật 

Con xin tấu lạy Chín phương Trời, Mười phương chư Phật, chư Phật Mười phương

Con xin tấu lạy vua cha Ngọc Hoàng thượng đế, Hoàng thiên hậu thổ, ngũ phương ngũ thổ, long mạch thổ, thần Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.

Tín chủ con là:

Ngụ tại:

Con xin tấu lạy vong linh các cụ gia tiên cửu huyền thất tổ, bà tổ cô và các bà cô các đời, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ dòng họ... tại... 

Hôm nay ngày..., con xin thành tâm được bao sái lại bàn thờ gia tiên cho sạch cho đẹp, mong chư vị Phật Thánh, các cụ gia tiên tiền tổ, bà tổ cô, ông mãnh, cô bé đỏ, cậu bé đỏ của họ chấp thuận.

Nam Mô A Di Đà Phật 

Nam Mô A Di Đà Phật 

Nam Mô A Di Đà Phật 

Văn khấn tỉa chân hương
Văn khấn tỉa chân hương

>>> XEM THÊM: Tết 2022: Những kiêng kỵ khi dọn nhà cuối năm để tránh tai ương - bệnh tật hành hạ, điều số 3 đặc biệt chú ý! 

LƯU Ý: Thông tin mang tính chất tham khảo

Ảnh minh họa: internet

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news