Tía tô là gì?
Tía tô là gia vị phổ biến đối với người dân Việt Nam. Tía tô có mùi thơm, vị cay đặc trưng, tính âm. Đây là loại cây dễ trồng và được trồng nhiều ở vùng nông thôn. Trong đời sống, lá tía tô được dùng để ăn sống, nấu cùng một số món ăn. Trong y học, tía cô là một loài thuốc chữa bệnh, từ xa xưa, cha ông ta đã truyền miệng không ít bài thuốc có sự góp mặt của loại cây này.
Đặc điểm sinh thái của cây tía tô
Mặt trên lá tía tô có màu xanh lục, mặt dưới màu đỏ tía, có nhiều lông. Hoa màu trắng hay mọc thành chùm, toàn cây có mùi thơm nhẹ nhàng. Một cây tía tô bình thường có chiều cao 50-70cm.
Quả cây tía tô có đường kính khoảng 1,5 mm có màu nâu xám. Vỏ quả cây tía tô mỏng, giòn, dễ vỡ, thơm nhẹ khi vỡ, vị hơi cay.
Công dụng của cây tía tô
Tía tô có Công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe như chống dị ứng, bảo vệ hệ tim mạch và thần kinh, điều trị gout và tốt cho tiêu hóa, phòng bệnh ung thư, chữa một số bệnh về da (mẩn ngứa mề đay...), hỗ trợ Giảm cân, chữa bệnh dạ dày, ngăn ngừa bệnh tim, tốt cho đường ruột, ổn định các bệnh lý tự miễn dịch.
Mùa hè là quãng thời gian phù hợp để sử dụng tía tô. Với tiết trời nóng nực, tía tô giúp giải nhiệt. Một gợi ý không tồi là nấu nước tía tô. Chia ra cách tuần, tháng, uống lượng vừa đủ. Không nên sử dụng trong thời gian dài gây chướng bụng, ảnh hưởng huyết áp.
Bài thuốc chữa bệnh sử dụng cây tía tô
Chữa cảm bằng lá tía tô
Lá tía tô có thể chữa cảm bằng cách xông lá. Đầu tiên nên sơ chế sạch lá tía tô sau đó đun sôi để xông. Có thể kết hợp với các loại lá thơm khác như bưởi, xả... để giúp chữa cảm mạo hiệu quả.
Ngoài ra ăn cháo tía tô, uống nước tía tô, ngâm chân... cũng có công dụng giải cảm tốt.
Trị mụn bằng lá tía tô
Chọn lá tía tô sạch, già sau đó xay nhuyễn rồi lấy phần nước cốt. Dùng tăm bông chấm nước tía tô lên nốt mụn. Bã tía tô sau xay có thể dùng làm mặt nạ để đắp lên mặt.
Không những vậy, việc rửa mặt mỗi ngày với nước tía tô cũng mang lại độ khỏe, độ đàn hồi cho làn da...
Mỗi tuần 2 lần, bạn có thể xông mặt bằng là tía tô. Đầu tiên cần làm sạch mặt, sau đó đưa mặt trên chậu nước lá tía tô đun sôi rồi trùm khăn khoảng 15-20 phút.
Trị đau dạ dày bằng lá tía tô
Chuẩn bị một bó tía tô lá già, sau đó vệ sinh sạch rồi đun sôi uống. Chất tanin và glucosid giúp se vết loét và ức chế axit tại dạ dày.
Ngâm chân bằng lá tía tô
Ngâm chân bằng lá tía tô giúp giảm sưng viêm, giảm đau, đặc biệt giảm nồng độ axit uric trong máu hiệu quả. Đối với người bị gout thì không nên bỏ qua phương pháp này.
Đun sôi một bó tía tô gồm cành, lá, có rễ càng tốt rồi đun 10 phút. Sau khi tắt bếp nên để nước ấm, sau đó đổ nước ra chậu và ngâm chân khoảng 15 phút. Ngâm chân bằng lá tía tô mỗi ngày trước khi đi ngủ, sẽ giúp giảm bớt cảm giác đau nhức xương khớp, cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Ảnh minh họa: Internet