Tía tô từ lâu đã được các cụ ta tin dùng làm thức uống thơm mát, cực kỳ tốt cho sức khỏe. Theo Y học cổ truyền, tía tô có mùi thơm, vị cay đặc trưng, tính ấm. Công dụng của nó là giải độc, trị cảm mạo, hạ sốt, nhức đầu, ho hen suyễn.
Lợi ích của việc uống lá tía tô
Giảm cholesterol hiệu quả: Nước tía tô là loại nước rất tốt để giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch, đau tim, đột quỵ, ung thư....
Tốt cho xương khớp: Lá tía tô có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm cao, không những giảm đau khớp mà còn phòng ngừa các bệnh về xương khớp. Người bệnh viêm khớp dạng thấp và đang mắc một số bệnh về xương khớp khác nếu uống nước tía tô có thể giảm đau hiệu quả.
Giúp ổn định đường huyết: Acid chlorogenic và acid rosmarinic của tía tô được chứng minh có thể làm giảm nguy cơ xảy ra các biến chứng đái tháo đường do có thể ổn định đường huyết.
Da mịn căng: Tinh dầu trong tía tô rất tốt trong việc điều trị da lão hóa và duy trì độ ẩm cho hàng rào bảo vệ da, giảm nguy cơ mất nước. Dầu tía tô cũng chứa các đặc tính chống viêm, rất tốt để điều trị các vấn đề trên da.
Chống ung thư: Chiết xuất từ tía tô được chứng minh có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa mạnh. Trong khi đó, nghiên cứu cho thấy con người càng tiêu thụ nhiều chất chống oxy hóa hàng ngày thì khả năng mắc bệnh ung thư càng thấp.
Tuy nhiên bên cạnh những tác dụng tuyệt vời, thì tía tô cũng có một số tác dụng phụ nhất định nếu bạn quá lạm dụng chúng vào mùa.
Gây chướng bụng, khó tiêu: Nhiều người thậm chí còn dùng nước tía tô thay cho nước lọc. Điều này có thể gây chướng bụng, khó tiêu hoặc ảnh hưởng đến huyết áp, hệ tim mạch.
Gây hại cho sức khỏe Bà bầu và thai nhi: Phụ nữ mang thai uống quá nhiều nước tía tô sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Mỗi người nên dùng 3-4 ly nước tía tô, chia nhỏ từng lần uống. Thời điểm tốt nhất để uống nước tía tô chính là trước ba bữa chính khoảng 10-20 phút. Ngoài ra, tía tô còn được dùng để nấu canh, nấu cháo tăng vị giác và chữa bệnh.