Câu chuyện dưới đây có thể đem đến cho mỗi chúng ta một lời khuyên hữu ích.
Câu chuyện xung quanh chiếc bánh mỳ
Có một người đàn ông có 4 cô con gái. Một ngày nọ, ông ta có việc phải ra ngoài ăn sáng. Ăn xong, trên bàn ăn còn thừa một chiếc bánh mỳ. Vì tiếc không nỡ vứt đi, ông bố đó đã quyết định mang chiếc bánh mỳ đó về nhà.
Thế nhưng thật khó nghĩ, ông có đến 4 cô con gái mà lại chỉ có một chiếc bánh mỳ, không biết phải chia cho chúng thế nào.
Nghĩ một lát, ông quyết định làm một phép thử. Ông nói với các con: "Bố nhặt được một cái bánh mỳ đã mốc trong thùng rác ngoài đường, các con có đứa nào muốn ăn không?"
Cô con gái lớn vừa nghe bố nói xong vội đáp: "Bánh mỳ mốc rồi thì ăn làm sao được, con không ăn."
Cô thứ hai cũng trả lời: "Thứ chị con không ăn thì con cũng không ăn."
Cô thứ ba cũng từ chối với lý do: "Đồ đã vứt trong thùng rác chỉ đáng để cho lợn ăn mà thôi!"
Khi đó, cô con gái út cảm thấy hiếu kỳ, nghĩ rằng: "Đã là thứ bố mang về, chắc chắn là có thể ăn được. Mình cứ thử xem sao."
Nghĩ vậy, cô nói với bố rằng mình muốn ăn. Và sau khi ăn hết, cô bé hân hoan nói nói: "Bố, bánh ngon lắm bố ạ. Lần sau nếu có bánh mốc như thế này bố cứ lấy về cho con ăn bố nhé!"
Cô chị lớn nghe em nói vậy liền nói em ngốc, cô thứ hai nói em đầu óc có vấn đề, cô thứ ba nói em là lợn, nhưng sự thật thì chỉ có cô em út và ông bố là hiểu rõ nhất!
Ảnh minh họa.
Lời bình
Câu chuyện này đã truyền tải đến chúng ta đạo lý gì trong cuộc sống? Và bạn là ai trong số những cô con gái của người đàn ông trong câu chuyện trên? Là cô thứ nhất, cô thứ hai, cô thứ ba hay cô út?
Hãy nhớ thật kỹ rằng, đừng bao giờ hỏi thăm một người bán rau rằng loại hoa quả nào ngon. Cũng đừng hỏi một người đi xem đạp rằng xem BMW tốt hay không tốt!
Muốn hiểu rõ một công việc, ngành nghề hay một thứ gì đó, chỉ có hai cách mà thôi:
Thứ nhất là tự mình trải nghiệm và kiểm chứng.
Thứ hai là thỉnh giáo những người am hiểu, thành công trong lĩnh vực đó.
Đừng bao giờ hỏi những người thất bại hay người chưa hay biết gì.
Mọi con đường đều dẫn tới thành Rome. Người thành công nhất định có nguyên nhân, kẻ thất bại lúc nào cũng tìm ra đủ các lý do giải thích cho việc họ không bao giờ cán đích!
Câu nói này ngụ ý muốn nói, chỉ cần chúng ta sẵn sàng xuất phát, mọi việc sẽ tự khắc trôi.
Trong cuộc sống này, không ít người rụt rè, sợ đủ thứ, lo đủ thứ mà không dám thử, không dám mạnh dạn bước những bước đầu tiên, mở ra con đường cho bản thân.
Họ không nhận ra rằng, có rất nhiều việc, chỉ khi bạn bắt tay vào làm, bạn mới có trải nghiệm chân thực, mới có thể tích lũy kinh nghiệm…
Còn nhớ trong tác phẩm "Tây Du Ký", Tôn Ngộ Không là do Đường Tăng gặp trên đường đi lấy kinh. Trư Bát Giới, Sa hòa thượng hay ngựa Bạch Long cũng vậy, đều là những thành viên được chiêu mộ trên hành trình đi lấy kinh, không ai ngoại lệ.
Tình tiết này muốn nói lên điều gì? Chẳng phải đó là triết lý: Muốn gặp được người đồng hành cùng với bạn, trước tiên, bạn cần phải lên đường đó sao?
Đừng bao giờ mang suy nghĩ rằng, phải chuẩn bị sẵn sàng hết mọi thứ, có tiền bạc, có vốn liếng, có người đồng hành rồi, ta mới lên đường, bởi lẽ, chỉ có ở trên đường rồi, bạn mới có thể gặp được người đồng hành với mình.
Bất cứ việc gì trên đời này cũng có một đạo lý, có thể vượt qua thách thức, chúng ta tồn tại; không thể vượt qua, sẽ bị đào thải hoặc hất ra ngoài.
Cuộc sống là như vậy, ranh giới thành công và thất bại đôi khi chỉ nằm ở một suy nghĩ. Chỉ có mạnh dạn trải nghiệm và phấn đấu, mới có được một cuộc sống như ý!