iPhone đời cũ tại Việt Nam giảm giá sau khi iPhone 12 ra mắt
Theo chia sẻ của hệ thống bán lẻ didongviet.vn, với sức hút đổ dồn vào loạt iPhone 12, các nhà bán lẻ buộc phải đưa những dòng máy thế hệ trước về mức giá ưu đãi để kích cầu mua sắm.
Chẳng hạn, cách đây khoảng 1 tháng, giá bán iPhone 7 và iPhone 7 Plus ở mức khoảng 4,59 triệu và 7,39 triệu. Nhưng tại thời điểm này, bộ đôi chỉ còn 4,19 triệu và 6,79 triệu đồng.
Bảng giá dự kiến loạt iPhone 12 chính hãng khi được bán tại Việt Nam
Ngoài ra, giá bán iPhone 8 cũ chỉ còn 5,99 triệu trong khi đó iPhone 8 Plus còn 8,59 triệu đồng. Đây được xem là mức giá rẻ nhất từ trước đến nay của bộ đôi này (giá bán cũ ở mức 7,19 triệu và 9,59 triệu). Là phiên bản quốc tế nên iPhone 8, 8 Plus chỉ cần lắp sim vào dùng ngay, vấn đề trải nghiệm tại thị trường Việt Nam ở mức ổn định.
Giá iPhone cũ tại Việt Nam đồng loạt giảm sau khi thế hệ iPhone 12 ra mắt.
iPhone X chỉ còn 10,59 triệu trong khi iPhone Xr rẻ hơn còn 10,39 triệu đồng. Ngoài phương thức mua trả thẳng, các hệ thống có hỗ trợ thêm Chính sách thu iPhone cũ để đổi iPhone mới.
Trong khi đó, giá iPhone 11 cũ còn 14,19 triệu, iPhone 11 Pro còn 17,99 triệu và iPhone 11 Pro Max còn 21,39 triệu đồng. Là dòng iPhone kế cận của iPhone 12 nên từ ngoại hình đến trải nghiệm của bộ 3 này rất hợp thời, duy trì sự ổn định ít nhất trong 3-4 năm tới.
iPhone 12 xách tay về Việt Nam sẽ tụt giá rất nhanh
Theo chủ một cửa hàng di động tại quận Bình Thạnh, TP.HCM, iPhone 12 và iPhone 12 Pro bán trước 2 phiên bản mini và Pro Max chỉ vài tuần, nếu ôm hàng số lượng lớn sẽ không tránh được tình trạng thua lỗ do giá tụt.
Mọi năm iPhone về sớm giá khá cao và đều tụt giá mạnh những ngày sau đó. Với iPhone 12 và iPhone 12 Pro, việc mất giá còn khủng khiếp hơn khi ngày 13/11, hai sản phẩm được trông chờ nhất là iPhone 12 Pro Max và iPhone 12 mini xuất hiện.
Vì vậy, giới buôn hàng iPhone đang "án binh bất động" chờ đợi iPhone 12 Pro Max thay vì mở đặt hàng từ sớm.
Khoa học tìm ra giới hạn trên của tốc độ âm thanh: 36 km/s
Dù là mang tính điện từ hay tính hấp dẫn, giới hạn tốc độ của bất kỳ loại sóng nào trong môi trường chân không vẫn cứ vậy, kể từ ngày Albert Einstein phát triển thành công thuyết tương đối hẹp hồi năm 1905.
Tuy nhiên, khoa học chỉ vừa tính ra được tốc độ tối đa của âm thanh khi đi trong vật thể rắn hay lỏng: ta có con số 36 km/s, chậm hơn tốc độ ánh sáng trong môi trường chân không khoảng 8.000 lần.
Để ra được kết quả này, giáo sư vật lý Kostya Trachennko và các cộng sự sử dụng hai hằng số nổi tiếng trong vật lý: tỷ lệ giữa khối lượng của proton với khối lượng của electron, bên cạnh đó là hằng số cấu trúc tinh tế chỉ ra độ lớn của tương tác giữa các hạt cơ bản mang điện.