Tin mới

Trục trặc máy tính dẫn tới sai lầm của phi công QZ8501?

Thứ tư, 28/01/2015, 14:44 (GMT+7)

Các nhà điều tra vụ tai nạn máy bay QZ8501 của hãng AirAsia đang xem xét hồ sơ bảo dưỡng của hệ thống điều khiển tự động và cách mà các phi công xử lý máy bay nếu nó bị rơi.

Các nhà điều tra vụ tai nạn máy bay QZ8501 của hãng AirAsia đang xem xét hồ sơ bảo dưỡng của hệ thống điều khiển tự động và cách mà các phi công xử lý máy bay nếu nó bị rơi.

 

Một người đàn ông quay lại hình ảnh một phần thân máy bay QZ8501 được trục vớt lên khỏi biển

Theo tin tức từ trang SCMP, sự cố của máy tính tăng sự ổn định bay (FAC) không trực tiếp gây ra vụ tai nạn ngày 28/12 nhưng nếu không có chúng, các phi công sẽ phải dựa vào các kỹ năng bay bằng tay. Những kỹ năng này thường được sử dụng trong trường hợp khẩn cấp trên không bất ngờ.

“Có vẻ như FAC có một số vấn đề”, 1 nguồn tin thân cận với cuộc điều tra cho biết. Người này nói thêm các nhà điều tra đã tìm kiếm thêm thông tin từ nhà sản xuất và hãng hàng không.

Indonesia cho biết chiếc máy bay Airbus A320 đã tăng độ cao đột ngột sau đó bị chững lại hoặc bị mất sức nâng trước khi bị mất kiểm soát và rơi xuống biển Java khiến toàn bộ 162 người thiệt mạng.

Nguồn tin thứ 2 thân cận với cuộc điều tra cho biết các nhà điều tra đang tìm hiểu cách mà phi công xử lý chuỗi sự việc dẫn tới vụ tai nạn. Cả 2 người đều đồng ý không công khai danh tính do chi tiết cuộc điều tra vẫn còn được giữ bí mật.

Cặp máy tính bao gồm hệ thống FAC của A320 chủ yếu chịu trách nhiệm kiểm soát chuyển động của bánh lái và giúp giữ ổn định cho máy bay cũng như phát hiện ra “windshear” (đặc tính thay đổi vận tốc đột ngột của gió trong một khoảng không gian nhỏ), hoặc sự thay đổi bất ngờ của vận tốc và hướng gió

 

Tạp chí Tempo của Indonesia đã đưa ra một loạt các vấn đề về bảo trì với hệ thống máy tính điều khiển bánh lái, đặc biệt là trong những ngày, tháng trước khi chuyến bay QZ8501 gặp nạn.

 

Những bức ảnh chụp xác máy bay được lấy lên từ biển Java cung cấp rất ít bằng chứng cho thấy vụ tai nạn là do vấn đề về bánh lái gây ra.

Nhưng, sau khi phân tích một phần dữ liệu lấy từ “hộp đen” ghi giọng nói và dữ liệu chuyến bay, các nhà điều tra đã mở rộng thêm mối quan tâm tới các máy tính FAC, 2 nguồn tin nói.

Một vấn đề với hệ thống này có thể giúp giải thích một yếu tố quan trọng trong vụ tai nạn – lý do tại sao chiếc máy bay lại không tự điều chỉnh tự động trước khi bị rơi, ngay cả khi phi hành đoàn vô tình kích hoạt hệ thống này.

Những máy bay Airbus được thiết kế để có “sự bảo vệ vỏ máy bay”, khiến chúng hầu như nằm trong giới hạn an toàn khi hoạt động ở chế độ bay bình thường.

Nhưng khi mà các máy tính không thể thực hiện nhiệm vụ, việc điều khiển tự động được chuyển cho các phi công, buộc họ phải bay bằng tay, gọi là chế độ “thay thế”.

Việc cả 2 chiếc máy tính FAC đều bị lỗi là trường hợp cực hiếm hoi có thể khiến máy bay gặp trục trặc.

Chỉ riêng điều này vẫn chưa thể giải thích được tại sao QZ8501 bị rơi và đây dường như không phải là kịch bản duy nhất mà các nhà điều tra nghĩ tới.

Airbus cho biết sẽ không bình luận gì về cuộc điều tra cũng như vụ tai nạn này nhưng nhấn mạnh máy bay của họ được thiết kế để bay được bằng tay ngay cả khi bộ đệm an toàn bị trục trặc.

Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Indonesia (NTSC) cũng từ chối bình luận về vụ việc. Cơ quan này sẽ nộp báo cáo sơ bộ lên Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế vào cuối tuần này nhưng không kèm theo các phân tích dữ liệu hộp đen.

Bảo Linh (tin tức SCMP)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news