Tin mới

'Vén màn' bí ẩn: Đầu của 61 bức tượng người canh giữ trước lăng của Võ Tắc Thiên đang ở đâu?

Thứ sáu, 04/02/2022, 10:38 (GMT+7)

Lăng tẩm của Nữ đế Võ Tắc Thiên đến nay vẫn là một trong những lăng mộ sở hữu nhiều bí ẩn nhất đến nay.

Võ Tắc Thiên được biết đến là một phi tần trong hậu cung của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Sau đó trở thành Hoàng hậu Cao Tông Lý Trị và lên ngai vị Nữ đế lập ra nhà Võ Chu. Đây là người phụ nữ nắm quyền hiếm hoi trong lịch sử Trung Hoa được công nhận khi quan niệm “trọng nam khinh nữ” như thời bấy giờ vẫn còn đặt nặng ở xã hội nơi đây. 

Chính những đặt nặng về quan niệm "trọng nam khinh nữ", khi Võ Tắc Thiên lên ngôi đã trở thành cái gai trong mắt của nhiều người. Cũng từ đó, năm 705, Tể tướng đương triều cùng các đại thần đã phát động binh biến ép Võ hậu thoái vị và đưa Đường Trung Tông lên ngôi. Giang sơn nhà Lý Đường với sự thống trị của các nam Hoàng đế nhà họ Lý cũng nhờ vậy mà được phục dựng lại, còn Võ Tắc Thiên sau đó bị giam lỏng tại biệt cung cho đến khi qua đời ở tuổi 82.

Tuy nhiên, không thể phủ nhận trong 15 năm ngồi trên ngai vàng, Võ Tắc Thiên đã thi hành nhiều Chính sách có lợi cho đất nước như mở mang lãnh thổ, khuyến khích phát triển Phật giáo, tăng cường phát triển kinh tế - xã hội...

Võ Tắc Thiên được Phạm Băng Băng đóng lại. Ảnh internet
Võ Tắc Thiên được Phạm Băng Băng đóng lại. Ảnh internet

Sau khi qua đời, di hài của Võ Tắc Thiên đã được hợp táng vào Càn Lăng cùng Hoàng đế Đường Cao Tông theo di nguyện trước lúc lâm chung. Nơi an nghỉ của Võ Tắc Thiên và Hoàng đế Đường Cao Tông được tọa lạc trên đỉnh núi Lương Sơn và nay trở thành công trình kiến trúc nổi tiếng thuộc huyện Càn, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc.

Lăng mộ Võ Tắc Thiên chứa nhiều bí ẩn đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Đường vào lăng mộ có 61 bức tượng người trong đó có 32 bức tượng phía Tây và 29 bức tượng phía Đông. Thế nhưng, điểm chung của những bức tượng này lại đều mất đầu và lý do đến nay vẫn chưa được lý giải.

Trong lịch sử ghi chép và trang phục của bức tượng này thì được cho là quan chức của Tây Vực cũng như hoàng thân, sứ thần của các nước láng giềng. Tuy nhiên, đầu của những bức tượng người bị mất này đang ở đâu và tại sao lại mất đầu?

61 bức tượng không đầu bên ngoài Càn Lăng. Ảnh internet
61 bức tượng không đầu bên ngoài Càn Lăng. Ảnh internet

Theo ý kiến một số người cho rằng cuộc nổi dậy của An Thạch, đạo quân nghĩ rằng những bức tượng đá này là một sự sỉ nhục với họ nên đã phá hủy chúng. Cũng có một số cho rằng thời điểm nhà Minh xảy ra dịch bệnh, người dân cho rằng chính những bức tượng đá đã gây nên mới phá hủy chúng. Sau này, một người dân sống trên núi Lương Sơn đi cuốc đất đã phát hiện một vật cứng và đào lên thì thấy một đầu người, sau đó, chính quyền đã kết luận đây chính là phần đầu trong số 61 bức tượng ở Càn lăng.

Ngoài ra, các nhà địa chất cho biết năm thứ 35 của triều đại nhà Minh đã từng xảy ra cuộc động đất dữ dội nên Càn lăng cũng bị ảnh hưởng. Họ cho rằng do cấu trúc không vững chắc nên đầu của những bức tượng bị vỡ ra và lăn xuống đất rồi bị chôn vùi trong đất cát. Đến nay, cũng chỉ có lời giải thích này coi là hợp lý nhất cho những bức tượng mất đầu ngoài lăng của Võ Tắc Thiên.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news