Có một sự thật mà ít ai biết được rằng, đa phần những ngôi mộ cổ xưa được các nhà khảo cổ tìm ra, đều đã qua tay những kẻ đạo tặc tìm kiếm kho báu.
Chính vì thế, những ngôi mộ còn nguyên vẹn khi các nhà khảo cổ học tìm được là khá hiếm hoi.
Câu chuyện về ngôi mộ hàng nghìn năm tuổi đến nay vẫn còn nguyên vẹn được xem là hy hữu dưới đây là một ví dụ.
Đầu những năm thập niên 90, những người dân làng ở ven sông Vị Hà (Tây An, Trung Quốc) trải qua một tuần mưa lớn liên miên, theo Sina.
>>> Xem thêm: Khai phá mộ cổ 9.000 năm tuổi, phát hiện phong tục kỳ dị phía sau hài cốt bí ẩn
Sau đó, người ta đã phát hiện ra một sụt đấy lớn trên bờ kè nhìn rõ là do bị nước sông làm lở.
Hố sâu dẫn vào khu mộ cổ. Ảnh: Sina
Người dân lo lắng sẽ có tai nạn xảy ra nên đã báo với cơ quan thủy lợi của địa phương.
Khi đến xem, cơ quan thủy lợi phát hiện ra rằng 'hố đất lớn' này có nhiều bất thường khi họ vẫn có thể ngửi được mùi ẩm mốc từ bên trong.
Khu vực Tây An được xem là cố đô của triều đại thứ 13 và việc tìm thấy những ngôi mộ cổ là điều rất bình thường.
Các công nhân thủy lợi này sau đó đã báo với văn phòng di tích văn hóa tại địa phương và Cục này đã nhanh chóng cử một đội khảo cổ đến hiện trường.
Sau khi tiến hành thăm dò, người ta đã phát hiện ra rằng đây thực chất là dấu tích đào bới của giới mộ tặc.
Và ngay sau đó, một cuộc khai quật đã được tiến hành để giải cứu ngôi mộ.
Toàn bộ số kho báu giá trị được tìm thấy trong khu mộ cổ. Ảnh: Sina
Theo các nhà khảo cổ học, đây là ngôi mộ từ thời nhà Đường với kích thước khá nhỏ, chỉ bằng khoảng 7-8m vuông.
Điều khiến giới khảo cổ ngạc nhiên hơn cả chính là có rất nhiều lỗ đào trên nền của lớp đất, được cho của những kẻ trộm mộ.
Bên trong ngôi mộ, nhiều đồ sứ cùng các mảnh gốm vỡ được cho nằm rải rác dưới lòng đất.
Quan tài của ngôi mộ cũng đã bị xê dịch cho thấy đã có sự xâm phạm của mộ tặc.
Dù đã tiến hành tìm kiếm mọi lớp đất song vẫn không tìm thấy một di tích văn hòa nào hoàn chỉnh.
Chỉ đến khi đập và những bức tường xung quanh ngôi mộ, thứ âm thanh bất thường vang lên đã khiến các nhà khảo cổ học bức tỉnh.
Họ nhanh chóng tiến hành khoan cắt một bức tường phía tây và tìm lối vào của ngôi mộ.
Quan tài bằng gỗ được các nhà khảo cổ học tìm thấy. Ảnh: Sina
Men theo lối dẫn, các nhà khảo cổ học đã không khỏi ngỡ ngàng trước quan tài bằng gỗ vô cùng lớn.
Hai bên quan tài xuất hiện hai bức tượng tùy nữ.
Tại đây, các nhà khảo cổ học đã phát hiện được hơn 170 cổ vật gốm sứ nhà Đường. Tất cả những cổ vật này đều được xem là di tích văn hóa hạng nhất với giá trị lên đến 200 triệu tệ.
Tiến hành làm rõ hơn nữa, các nhà khảo cổ học cuối cùng đã tìm được danh tính chủ nhân của ngôi mộ. Theo đó, chủ nhân trong ngôi mộ này là Lý Hối, anh em họ của Đường Thái Tông Lý Thế Dân.
Câu chuyện lúc này mới được vỡ lẽ, thì ra lớp vỏ bọc bên ngoài ngôi mộ đã đánh lừa nhiều mộ tặc, giữ cho ngôi mộ thật sự được nguyên vẹn sau hàng nghìn năm.
Dù thông minh đến mức xây mộ trong mộ, tuy nhiên, các nhà khảo cổ học cuối cùng cũng đã vén màn được bí ẩn lý giải vì sao có những ngôi mộ quý giá vẫn nguyên vẹn dù trải qua hàng trăm cuộc tìm kiếm và đào phá của mộ tặc.