Tác giả Vũ Ngọc Khánh của cuốn Vua trẻ trong lịch sử Việt Nam cho biết vua Tự Đức chính là vị hoàng đế có thời gian trị vì lâu nhất của triều đại nhà Nguyễn. Ông có tới 36 năm ngồi trên ngai vàng, từ năm 1847 đến năm 1883. Vua Tự Đức được miêu tả là người ham học, có tài thơ văn, có hiếu với cha mẹ, là vị vua yêu nước thương dân. Tuy nhiên cuộc đời vị vua này lại gắn nhiều với bi kịch.
Chân dung vua Tự Đức
Mang danh "cốt nhục tương tàn"
Vua Tự Đức tên húy là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm, sinh ngày 22/9/1829. Ông được biết đến là con trai thứ hai của vua Minh Mạng và bà Phạm Thị Hằng (bà Từ Dũ sau này). Tuy nhiên chính vì những nghi vấn về lai lịch mà Vua Tự Đức bị mang danh "cốt nhục tương tàn".
Chân dung bà Từ Dũ Hoàng thái hậu.
Ngày đăng quang, hoàng tử trẻ Hồng Nhậm chứng kiến cảnh tượng đau lòng khi người anh trai cùng cha khác mẹ là Nguyễn Phúc Hồng Bảo uất ức, ngất giữa triều. Hồng Bảo là con lớn nhưng lại là con vợ thứ nên không thể lên ngôi.
Chính vì điều này, Hồng Bảo đã tung rất nhiều tin đồn nhằm hạ bệ Tự Đức. Một trong số đó là việc Vua Tự Đức không phải con ruột của vua Minh Mạng mà chỉ là con của một người họ Trương, được đánh tráo để giành ngai vàng.
Sau này, Hồng Bảo còn kết cấu với ngoại gian để tìm cách lật đổ ngôi vua. Vua Tự Đức phát hiện ra và bắt giam người anh của mình, cho chết trong ngục.
Vua Tự Đức cùng các quan trong triều.
Tiếp sau đó, Đoàn Trưng là rể của Tùng Thiện Vương (em rể Tự Đức) đã gây cuộc binh biến để đưa con Hồng Bảo là hoàng tôn Ưng Đạo lên ngôi và suýt nữa giết chết ông. Dập tắt cuộc bạo loạn này, Tự Đức cho xử tử cả nhóm Đoàn Trưng và mẹ con Ưng Đạo.
Chính vì 2 biến cố liên tiếp mà vua Tự Đức bị mang danh "cốt nhục tương tàn".
Bi kịch không con nối dõi
Trong cuốn ký sự Một chiến dịch ở Bắc Kỳ, bác sĩ quân y kiêm nghệ sĩ nhiếp ảnh người Pháp Charles-Édouard Hocquard đã viết: "Tự Đức có một trăm lẻ tư bà phi tần''.
Một phi tần trong cung đình Huế.
Ông lấy vợ từ năm 15 tuổi, sau đó lấy thêm hơn 100 thê thiếp nhưng đều không có con. Người xưa coi tuyệt tự là một trong 3 tội lớn nên ông phải nhận 3 người cháu làm con nuôi đó là Nguyễn Ưng Ái (sau này là vua Dục Đức), Nguyễn Ưng Đăng (sau này là vua Kiến Phúc), Nguyễn Ưng Đường (sau này là vua Đồng Khánh).
Nguyên nhân dẫn đến việc tuyệt tự của Vua Tự Đức, theo sách sử ghi lại là do bệnh đậu mùa. Căn bệnh này khiến vị vua thể trạng suy nhược và mất khả năng sinh dục.
Sự thiếu vắng nội tiết tố nam khiến tính cách của Vua Tự Đức khá ủy mị. Trong thời điểm đất nước trải qua nhiều biến động và thực dân Pháp đang liên tục xâm lược, ông lại thường xuyên bộc lộ sự yếu đuối và than vãn sự đời.
Vua Tự Đức và Nguyễn Trường Tộ.
Thậm chí ngay cả khi lập bia ở lăng mộ, Vua Tự Đức vẫn dùng bia đá để than vãn. Ông than mình ốm yếu, bệnh tật liên miên nên không thể siêng năng việc triều chính. Trong khi đó, việc dẹp giặc ngoại xâm là do công lao của mọi người chứ "ta thì chẳng làm gì được".
Bia đá do Vua Tự Đức tự soạn thảo.
oàn cảnh nhà bia ở Khiêm lăng.
Dù được ghi nhận là vị vua có tài, có tâm nhưng Tự Đức lại thiếu đi cái tầm. Ông không có sự quyết đoán, tầm nhìn và bảo thủ, không nghe lời khuyên cải cách của Nguyễn Trường Tộ hay Bùi Viện... Điều đó khiến Đại Nam ngày một suy yếu, lạc hậu và không thể tránh khỏi việc rơi vào tay thực dân Pháp.