Tin mới

Vì sao người Trung Quốc phải thả 10.000 con cá sau khi hoàn thành đập Tam Hiệp?

Thứ ba, 14/07/2020, 11:38 (GMT+7)

Đập Tam Hiệp - công trình thủy điện kì vĩ nhất của người Trung Quốc đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế nhưng cũng đã tạo ra những xáo trộn khủng khiếp về hệ sinh thái trên sông Dương Tử.

Với người Trung Quốc, Đập Tam Hiệp là một trong những niềm tự hào lớn bởi quy mô công trình cho thấy sức vóc của một dân tộc.

Đập Tam Hiệp, con đập lớn nhất thế giới. Ảnh: Getty Images

>>> Xem thêm: Những sự thật gây tranh cãi về đập Tam Hiệp: Con đập thủy điện lớn nhất thế giới

Con đập được chính thức khởi công xây dựng vào ngày 14/12/1994 và đưa vào vận hành vào năm 2009, là con đập lớn nhất thế giới với chiều dài 2.308m, cao 185m.

Quy mô của con đập này ở mức khổng lồ khi Trung Quốc sử dụng 27,2 triệu m khối bê tông, chủ yếu cho thành đập, 463.000 tấn thép, đủ xây 63 tháp Eiffel, đào 102,6 triệu mét khối đất.

Khi được đưa vào sử dụng, đập Tam Hiệp giúp giải quyết được tình trạng "đói điện" trên toàn lãnh thổ Trung Quốc. Ảnh: Getty Image

Lợi ích lớn nhất của công trình này khi đi vào hoạt động là việc kiểm soát dòng lũ hằng năm được đánh giá là rất thất thường của sông Dương Tử.

Ngoài ra, nó cũng góp phần to lớn trong sản xuất điện năng, thủy lợi, tưới tiêu, giao thông vận tải đường sông và phát triển du lịch ở Trung Quốc.

Công trình trị thủy này được kì vọng sẽ kiểm soát được dòng lũ trên sông Dương Tử. Ảnh: Getty Images

Dù đem lại những nguồn lợi lớn về kinh tế và trị thủy nhưng một có một sự thật không thể chối cãi rằng con đập này đã phá hủy hệ sinh thái vô cùng khủng khiếp. Nó làm biến đổi hoàn toàn hệ sinh thái trên sông Dương Tử.

Do con đập, cá không thể vượt qua Tam Hiệp và di cư như trước, do đó thói quen sống và di truyền của chúng thay đổi. Trong khi đó, khu vực hồ chứa là nơi sinh sản của một số loài cá đã bị phá hủy khi xây đập. Nhiều loài cá trên sông Dương Tử, đặc biệt là cá tầm đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, không ít loài thủy sinh khác đã biến mất vĩnh viễn.

Cá mái chèo Trung Quốc là loại cá khổng lồ dài từ 3 - 7m và nặng tới 300-500kg được các nhà khoa học phỏng đoán tuyệt chủng từ năm 2005 do ảnh hưởng của việc thi công đập Tam Hiệp. Ảnh: Internet

>>> Xem thêm: Đập Tam Hiệp đầy rẫy tranh cãi, nghi ngờ về công trình

Bởi vậy, sau khi xây dựng xong đập Tam Hiệp, Trung Quốc đã thả 10.000 con cá giống vào hồ chưa với nỗ lực cân bằng hệ sinh thái. Những con cá giống được thả vào đập đều được tuyển chọn rất kỹ về chất lượng, sức chống chịu.

Trung Quốc phải thả thêm cá vào hồ chứa đập Tam Hiệp với hy vọng giảm bớt tác động môi trường. Ảnh: Xinhua

Dù vậy, do hệ sinh thái bị biến đổi khiến nhiều loài cá dẫn đến tuyệt chủng, tình hình không mấy được cải thiện. Bên cạnh đó, thói quen đánh cắt cá của người dân trên sông Dương Tử cũng phần nào dẫn đến ảnh hưởng lớn đến các loài thủy sinh này.

Cuộc sống của rất nhiều hộ gia đình phụ thuộc vào nghề đánh cá trên sông Dương Tử. Ảnh: Internet

Nghề đánh cá trên sông Dương Tử phụ thuộc rất lớn vào sự sinh sôi của các loài thủy sinh. Tuy nhiên, do tác động đến môi trường của đập Tam Hiệp là quá lớn, hầu hết các loài cá ở sông Dương Tử không thể phục hồi về số lượng và bị tuyên bố là đã tuyệt chủng.

Dù vậy, việc khai thác đến mức cạn kiệt đã khiến nhiều loài cá vĩnh viễn biến mất. Ảnh: Internet

Tân Hoa Xã cho biết, kể từ ngày 1/1/2020, Trung Quốc đã cấm đánh bắt cá trên sông Dương Tử để đối phó với tình trạng suy thoái môi trường sông và bảo vệ sự đa dạng sinh học.

>>> Xem thêm: Cảnh báo 'hồng thủy số 1' ở Trường Giang, đập Tam Hiệp mở 3 cửa xả

Dù vậy, một số chuyên gia cho rằng, kể cả Trung Quốc có chi nhiều tiền hơn để tái tạo lại hệ sinh thái thì môi trường sống tự nhiên của các loài thủy sinh sông Dương Tử vẫn bị ảnh hưởng và khó phục hồi, chừng nào đập Tam Hiệp còn đứng sừng sững ở đó.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news