Ngày nay, những ai thường xem phim cổ trang Trung Quốc đều ấn tượng với cảnh thái giám cầm thánh chỉ của hoàng thường đọc to cho các quan lại hay mỗi cung điện riêng ở hậu cung. Hầu hết, các thái giám đều không dám truyền sai thánh chỉ của đế vương.
Tuy nhiên, trong lịch sử Trung Quốc ghi nhận có không ít trường hợp cố tình truyền sai thánh chỉ để đạt được mục đích của mình. Nhưng những chuyện này đều rất hiếm có. Vậy lý do tại sao những thái giám thời phong kiến không dám giả mạo thánh chỉ của hoàng đế?
Theo Sohu.com, thánh chỉ của hoàng đế thời phong kiến được coi như văn bản chính thức ngày nay của chính phủ khi ban hành một mệnh lệnh hoặc thông báo các vấn đề Chính sách, quy định cho dân chúng. Để ngăn chặn thánh chỉ của hoàng đế bị thay thế, làm giả trong quá trình luân chuyển hoặc truyền tải, một cơ chế chống hàng giả đã được phát minh.
Đầu tiên, đó là chất liệu của thánh chỉ. Thông thường, thánh chỉ sẽ được viết trên lụa loại thượng hạng, chỉ có trong cung cấm. Ngoài ra, những tấm lụa này sẽ được thêu mây hoặc hình hồng hạc ý chỉ mang những điều tốt lành, kiểu dáng rất sang trọng, lộng lẫy.
Thứ hai, khi ban hành thánh chỉ cho các quan chức cấp bậc khác nhau, màu sắc của các chiếu chỉ của triều đình cũng khác nhau. Thông thường, cấp bậc quan chức càng cao thì màu sắc càng phong phú.
Theo quy định của triều đại nhà Minh và nhà Thanh, các thánh chí được ban cho các quan chức theo từng khung bậc riêng là ba, năm và bảy. Cấp thấp nhất sẽ là lụa trắng tinh khiết.
Ngoài ra, chất liệu của cán trục cũng được phân biệt nghiêm ngặt theo cấp bậc. Cấp một là một trục ngọc bích, cấp hai là trục sừng tê giác màu đen, cấp ba là trục mạ vàng, cấp bốn và cấp năm là trục được làm từ sừng bò màu đen.
Hơn nữa, hai mặt của thánh chỉ sẽ được in khảm hình rồng như một dấu hiệu để chống lại việc ban thánh chỉ giả mạo. Ngay từ chữ đầu tiên trong thánh chỉ cũng được viết theo cách riêng biệt. Thông thường, thánh chỉ của hoàng đế sẽ bắt đầu bằng câu "Phụng thiên thừa vận hoàng đế chiếu viết" được ngầm hiểu là chỉ dụ của bậc đế vương.
Ngoài ra, trong mỗi thánh chỉ đều có kim ấn hay ấn tín của hoàng đế. Những ấn tín này đều được chính hoàng đế tự tay ấn lên thánh chỉ ở vị trí quan trọng nhất mà ngay cả thái giám cũng không biết.
Hơn nữa, những thánh chỉ này đều được thêu bởi những nghệ nhân có tài nghệ giỏi nhất nước với đường thêu tinh xảo, người thường khó có thể đạt được.
Đây là những lý do khiến việc giả mạo chiếu chỉ hoàn toàn không thể xảy ra trong lịch sử Trung Quốc bởi việc thành công là điều hoàn toàn không thể. Nếu có, thái giám - người được sai truyền thánh chỉ của hoàng đế chỉ có thể đọc sai do vô tình hoặc cố ý.
Trong lịch sử Trung Quốc đã từng ghi nhận việc một hoàng đế cố tình đọc sai một chữ trong thánh chỉ để cứu hàng nghìn tính mạng của người dân vô tội. Người này chính là Trương Cư Hàn - một thái giám thời nhà Đường. Trương Cư Hàn được cho là đã sửa một chữ trong chiếu chỉ của hoàng đế, hành động của ông đã cứu được cả nghìn sinh mạng.
Chính vì sự khác biệt một chữ này mà mạng sống vô tội của 1000 người bao gồm cả các quan chức, người hầu, binh lính của Vương Diễn được cứu sống. Do Hoàng đế khi đó đang bận rộn việc thu phục các nước nhỏ nên không quan tâm đến việc làm của Trương Cư Hàn đồng thời Hậu Đường Trang Tông cũng đánh giá cao việc làm chính đáng của ông nên cho phép Trương Cư Hàn về quê. Năm 928 sau Công nguyên, Zhang Juhan qua đời vì bạo bệnh ở Trường An, thọ 71 tuổi.