Tin mới

"Việc không công bố dịch sởi có lợi gì?"

Thứ sáu, 18/04/2014, 15:50 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) "Tại sao đến bây giờ Bộ Y Tế vẫn chưa công bố dịch sởi để mọi người biết và phòng tránh. Việc không công bố dịch có lợi gì?" là nội dung câu hỏi một độc giả gửi tới lãnh đạo Bộ Y tế trong chương trình giao lưu trực tuyến về dịch sởi của báo điện tử Vnexpress.

(Tinmoi.vn) "Tại sao đến bây giờ Bộ Y Tế vẫn chưa công bố dịch sởi để mọi người biết và phòng tránh. Việc không công bố dịch có lợi gì?" là nội dung câu hỏi một độc giả gửi tới lãnh đạo Bộ Y tế trong chương trình giao lưu trực tuyến về dịch sởi của báo điện tử Vnexpress.

Bộ Y tế chưa công bố dịch không có nghĩa là không thông báo cho người dân

Đã có hơn 100 đứa trẻ tử vong do dịch sởi, trong đó Hà Nội chiếm khoảng nửa nhưng Bộ y tế nói chung và Sở Y tế Hà Nội nói riêng vẫn chưa công bố dịch khiến dư luận hoang mang. Trong chương trình giao lưu trực tuyến về dịch sởi của báo điện tử Vnexpress, nhiều ông bố bà mẹ đã chia sẻ những lo lắng, thắc mắc liên quan đến trách nhiệm của Bộ y tế trong vụ việc này. 

Trả lời câu hỏi "tính đến nay tổng số ca mắc bệnh sởi ở Hà Nội là bao nhiêu? Tại sao lại có những trẻ tiêm văcxin rồi vẫn nhiễm bệnh?" của một độc giả ở Đống Đa, Hà Nội, Phó giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng cho biết: Hiện nay số mắc sởi tại Hà Nội là 1.062 trường hợp, có tại 26 quận, huyện. Không thành ổ dịch tập trung mà rải rác, do Hà Nội có tỷ lệ tiêm chủng cao.

"Văcxin sởi là một trong những văcxin có hiệu lực cao nhất, nhưng chỉ đạt hiệu lực khoảng 90%. Như vậy trong số 100 trẻ được tiêm, sẽ có một số trẻ tiêm rồi vẫn có khả năng mắc bệnh. Điều này phụ thuộc vào hiệu lực của văcxin và sự đáp ứng miễn dịch của trẻ", ông Phu giải thích. 
Một độc giả cũng thẳng thắn thắc mắc: "Tại sao đến bây giờ Bộ Y Tế vẫn chưa công bố dịch sởi để mọi người biết và phòng tránh. Nhiều người ở quê không đọc báo mạng thì không thể biết tình hình bệnh lại nghiêm trọng như thế. Trong khi Philippines mới có hơn 25 trẻ tử vong do sởi mà họ đã công bố dịch rồi. Việc không công bố dịch có lợi gì?". 

 Việc không công bố dịch sởi có có lợi gì?

 Việc không công bố dịch sởi có có lợi gì?

Giải đáp băn khoăn của độc giả, ông Trần Đắc Phu cho biết, hiện nay việc công bố dịch được thực hiện theo Quyết định 64/2010/QĐ-TTg quy định về điều kiện công bố dịch. Việc Bộ Y tế chưa công bố dịch không có nghĩa là không thông báo cho người dân và không triển khai các hoạt động phòng chống dịch. Thực tế trong thời gian qua Bộ Y tế đã huy động cao độ các nguồn lực vào phòng chống bệnh sởi.

"Sởi là dịch bệnh nhóm B nên việc công bố dịch phụ thuộc vào thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh trên cơ sở đánh giá dịch bệnh và khả năng kiểm soát của địa phương. Hiện nay các địa phương này thấy rằng dịch vẫn trong tầm kiểm soát nên chưa công bố. Khi có 2 tỉnh trở lên đồng thời yêu cầu công bố dịch, Bộ Y tế sẽ xem xét để công bố dịch theo thẩm quyền được giao. Việc Bộ Y tế chưa công bố dịch không có nghĩa là không thông báo cho người dân và không triển khai các hoạt động phòng chống dịch. Thực tế trong thời gian qua Bộ Y tế đã huy động cao độ các nguồn lực vào phòng chống bệnh sởi. 

Dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp, Bộ Y tế sẽ tiếp tục nghiên cứu, theo dõi tình hình để triển khai các biện pháp phòng chống dịch, cung cấp thông tin cho người dân và đồng thời đôn đốc quyết liệt chiến dịch tiêm chủng văcxin, nhằm kiểm soát một cách chủ động bệnh sởi trên phạm vi toàn quốc", ông Phu "giãi bày". 

Trẻ ở nhà cũng có thể bị nhiễm sởi

Ngoài những câu hỏi liên quan đến dư luận, tâm điểm của cuộc giao lưu vẫn là những thắc mắc liên quan đến cách phòng chống dịch sởi.

"Thời gian gần đây, tôi sợ không dám đưa con ra ngoài vì nghĩ xung quanh môi trường có thể nhiễm bẩn virus sởi nên tôi nhốt con ở trong nhà 24/24. Xin hỏi các chuyên gia là tôi làm như thế có gì hại cho bé và có thể tránh được việc lây lan sởi không", độc giả Thúy An, 30 tuổi, Hà Nội hỏi. 

Theo ông Bùi Vũ Huy, trưởng khoa nhi, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương, việc chị bảo vệ con như vậy không có gì là sai. Tuy nhiên, chị cần lưu ý rằng, khi chúng ta - những người lớn - ra môi trường ngoài vẫn có thể mắc virus sởi nhưng không có biểu hiện bệnh, do chúng ta đã mắc sởi hay tiêm phòng sởi. Tuy nhiên có thể lại truyền virus sởi này khi chúng ta bế ẵm, chăm sóc trẻ mà chưa tắm rửa vệ sinh. 

Clip Bộ trưởng Bộ Y tế từ chối cho phóng viên ghi hình mình

"Vì vậy, cách tốt nhất, cháu đã đủ 9 tháng, chị nên liên hệ ngay với y tế cơ sở chịu trách nhiệm tiêm chủng tại địa phương để được tiêm ngừa văcxin sởi theo lịch hẹn, tránh phải chờ đợi hoặc bỏ lỡ cơ hội phòng bệnh cho cháu", ông Huy khuyên. 

Trước tình trạng các điểm tiêm phòng ở Hà Nội giờ nào cũng chật ních người đưa con đi tiêm hiện nay, một số độc giả còn đề nghị Bộ y tế mở thêm nhiều điểm tiêm phòng sởi cho bé tại các quận, huyện để giảm bớt tần suất cho các trung tâm đã có sẵn. 

Trả lời câu hỏi này, ông Trần Đắc Phu cho biết sẽ làm việc với ngành y tế Hà Nội, có thể ngày càng tạo điều kiện tốt nhất cho người dân.
Một độc giả ở Nam Định gửi tới lãnh đạo Bộ y tế lo lắng trước thông tin một số trẻ đến bệnh viện để chữa bệnh khác mà bị lây sởi và hỏi cách phòng sởi của bé trong bệnh viện. 

Theo ông Trần Đắc Phu, sởi là một bệnh lây nhiễm rất cao theo đường hô hấp, gần như là trẻ chưa có miễn dịch với sởi mà tiếp xúc với bệnh nhân sởi đều có khả năng lây bệnh. Và trẻ bị nhiễm virus sởi gần như 100% có biểu hiện bệnh lý. 

"Việc trẻ em đi đến bệnh viện để chữa các bệnh khác mà tiếp xúc với nguồn lây là có khả năng mắc bệnh sởi. Hiện tại, ở bệnh viện mà có số trẻ mắc sởi đông, không có khả năng thực hiện tốt các biện pháp cách ly do bị quá tải, các bệnh nhân đến khám không được theo luồng riêng, không được phân tách các bệnh truyền nhiễm riêng, trẻ em nằm quá đông, thậm chí nằm chung giường bệnh thì khả năng mắc sởi có thể xảy ra. 

Vì vậy, nếu như các bà mẹ có con em mắc bất kỳ một bệnh nào cần lên đến cơ sở y tế tuyến cơ sở để được khám và tư vấn nên điều trị ở tuyến nào là phù hợp. Và những bệnh nhẹ thì có thể điều trị ở nhà hoặc những cơ sở y tế tuyến dưới, không đi lên tuyến trên nơi đang điều trị những bệnh nhân sởi, vì ở đó có nguồn lây bệnh", ông Phu khuyến cáo. 

H.M

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news