(Tinmoi.vn)Dịch SARS xuất phát từ Trung Quốc vào cuối năm 2002 nhưng khi đó họ giấu nhẹm. Đó là bài học ấu trĩ người Trung Quốc khi để SARS lây lan nhanh sang 32 quốc gia, vùng lãnh thổ, làm 8.422 người mắc, trong đó có 916 người chết. Liệu Việt Nam có mắc vào lỗi tương tự khi đã có 111 trường hợp tử vong vì dịch sởi ?
Theo thông tin từ bệnh viên Nhi TW, số bệnh nhân tử vong trực tiếp do sởi là 25 trường hợp, các trường hợp còn lại tử vong do bệnh nhi đã mắc các bệnh khác và bị lây nhiễm sởi gây bội nhiễm làm tử vong.
PGS – TS Lê Thanh Hải, Giám đốc bệnh viện Nhi TW cho biết: Những trẻ tử vong trực tiếp từ bệnh sởi không nhiều mà chủ yếu do trẻ bị bệnh trước đó như viêm phổi, tim bẩm sinh… sau đó bị lây nhiễm sởi. Trẻ bị bội nhiễm do vi khuẩn khác có cơ hội tấn công. Điều này khiến trẻ tử vong. Các trường hợp mắc bệnh rải rác tại nhiều tỉnh. Tuy nhiên, tại một số tỉnh ghi nhận ổ dịch sởi tập trung với quy mô nhỏ và vừa như Yên Bái, Lào Cai, Sơn La, Tuyên Quang, Hà Giang. Tại 2 thành phố lớn là Hà Nội và TP.HCM không xuất hiện ổ dịch sởi tập trung lớn nhưng số mắc rải rác xảy ra trên diện rộng.
Về yếu tố bất thường của bệnh sởi năm nay, PGS – TS Lê Thanh Hải cho rằng, không có gì khác thường về chủng gây bệnh sởi. Năm nay thuộc chu kỳ 3 – 5 năm bệnh sởi bùng phát kể từ vụ dịch 2009-2010.PGS -TS Trần Đắc Phu Cục trưởng - Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết:
“Nguyên nhân bùng phát bệnh sởi là do quá trình tích luỹ những trường hợp trẻ em không được tiêm chủng hoặc có được tiêm chủng nhưng không tạo được miễn dịch qua các năm và mắc bệnh.Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy các chủng vi rút sởi ở Việt Nam chưa có những biến đổi gen một cách khác biệt so với sự lưu hành của các chủng vi rút trong khu vực và không có sự gia tăng về độc lực. Việc xuất hiện, sự gia tăng bệnh sởi và một số ổ dịch thời gian qua với quy mô nhỏ, tập trung hoặc rải rác”. Ông cũng cho hay: Sởi không nguy hiểm nhưng để biến chứng là nguy hiểm.
Rõ ràng việc coi thường tính mạng của các em nhỏ vì coi rằng “Sởi không nguy hiểm” và “không có gì khác thường về chủng gây sởi” đã làm cho nhiều gia đình rơi vào tình thế hoang mang bao ngày qua.Trong những tình huống khủng hoảng như dịch sởi, lẽ ra Bộ Y tế phải lập một "task force", cập nhật thông tin hằng ngày, chuẩn bị những phản ứng chuyên môn và các thông điệp rõ ràng, dễ hiểu, cho công chúng chứ không phải miễn tiếp phóng viên và quy đổi trách nhiệm. Một câu hỏi lớn được đặt ra : Năm 2003, bộ trưởng y tế Trung Quốc bị cắt chức vì hành vi ém thông tin vậy Bà Nguyễn thị Kim Tiến với chức danh tương đồng và một “đại dịch” tương đồng liệu có bị cắt chức?
Quỳnh Hoa