Tin mới

Việt Nam lọt top 35 nước có quân đội hùng mạnh nhất thế giới

Thứ tư, 17/12/2014, 20:15 (GMT+7)

Theo bảng xếp hạng dựa vào đánh\ngiá của Global Firepower Index, Việt Nam đứng thứ 23 trong top 35 nước có quân\nđội mạnh hàng đầu thế giới.

Theo bảng xếp hạng dựa vào đánh giá của Global Firepower Index, Việt Nam đứng thứ 23 trong top 35 nước có quân đội mạnh hàng đầu thế giới.

Theo đánh giá của Global Firepower Index, 106 quốc gia được xếp hạng dựa trên 50 yếu tố bao gồm tổng ngân quỹ cho quốc phòng, nguồn nhân lực có sẵn, và số lượng các thiết bị mỗi quốc gia sở hữu, cũng như khả năng tiếp cận với các nguồn lực tự nhiên.

Bảng xếp hạng của Global Firepower Index

Theo bảng xếp hạng, nguồn nhân lực có sẵn của Việt Nam là 412.000 người, sở hữu 3.200 xe tăng và 413 máy bay quân sự. Bảng xếp hạng này chưa kể đến đội tàu ngầm Kilo Việt Nam đặt hàng từ Nga và đã nhận được 2  trong số 6 chiếc.

Quân đội Việt Nam trong lễ diễu binh. Ảnh minh họa

Bảng xếp hạng này tập trung vào số lượng hơn là sự khác biệt đáng kể về chất lượng – ví dụ như số lượng 78 tàu ngầm khủng của Triều Tiên thực chất không phải là vũ khí hiện đại nhất. Đánh giá cũng không bao gồm các kho vũ khí hạt nhân, dù đó là nhân tố thiết yếu sau cùng trong địa chính trị. Và các quốc gia không có biển cũng không bị đánh giá thấp hơn vì thiếu sức mạnh hải quân.

Dựa trên bảng xếp hạng của Global Firepower Index, Business Insider đã tạo ra một biểu đồ so  sánh 35 quân đội quốc gia hàng đầu thế giới. Xếp hạng này được công bố vào tháng Tư (trước khi có sự kiện Nga sáp nhập phía đông Ukraine vào tháng Tám, cuộc tấn công càn quét của ISIS khắp Iraq, và cuộc đụng độ nổ ra giữa Israel và Hamas). Những thông số này chỉ mang tính tương đối và có thể thay đổi theo thời gian.

Xem thêm Video khám phá bên trong tàu chiến lớp Mistral :

Một số yếu tố đáng chú ý khác từ bảng xếp hạng:

Mỹ đang đầu tư để trở thành lực lượng quân sự dẫn đầu trên thế giới

Mỹ đang là nước chi cho quân sự nhiều nhất trên thế giới với hơn 600 tỷ USD/năm. Trung Quốc cách khá xa và xếp thứ hai với 130 tỷ USD – chưa đến một phần ba tổng chi của Mỹ cho quân sự.

Theo một báo cáo từ Học viện nghiên cứu hòa binh quốc gia Stockholm (SIPRI), Mỹ gần đây đã giảm nguồn chi cho quân sự khoảng 7,8 % bởi hoạt động rút quân của Mỹ trong các hoạt động quân sự ở nước ngoài như Afghanistan và Iraq.

Trong khi đó, Nga đã tăng đầu tư cho quân sự với 88 tỷ USD/năm và lên kế hoạch “hiện đại hóa” kho vũ khí của họ.

Tàu sân bay là nhân tố chủ chốt, chỉ một vài quốc gia sở hữu.

Tàu sân bay có vai trò quan trọng trong sức mạnh tổng thể của một quốc gia. Những con tàu khổng lồ này cho phép họ triển khai lực lượng khi cách xa biên giới và trên toàn cầu. Chúng là những căn cứ không quân và hải quân di động cần thiết. Các tàu sân bay cũng có thể chở các máy bay không người lái, nhân tố đột biến trong trò chơi trinh thám trên thế giới.

Sự độc quyền các tàu sân bay của Mỹ làm tăng cường sức mạnh hoạt động của đất nước này. Mỹ đã triển khai một tàu sân bay về phía Vịnh Persian để tăng sức mạnh không quân và hải quân trước các cuộc tấn công lực lượng ISIS ở Iraq.

Những tàu ngầm “vô dụng” của Triều Tiên

Một điều kỳ lạ trong bảng xếp hạng của Global Firepower là Triều Tiên đang dẫn đầu thế giới về số lượng tàu ngầm. Đó là sự thực, song hầu hết những tàu ngầm này không sử dụng được.

1/3 các tàu ngầm của Triều Tiên là loại chạy dưới sức mạnh diesel Romeos ồn, đã lạc hậu từ những năm 1961. Những tàu ngầm này được trang bị vũ khí với tầm bắn chỉ 4 dặm (6km) trong khi một chiếc tàu ngầm của Mỹ có tầm bắn là 150 dặm (241km). Tuy nhiên, đội tàu ngầm của Triều Tiên dù thô sơ nhưng vẫn khá bền, theo tin tức từ Bộ Quốc phòng Mỹ.

Theo Chi MK/Business Insider

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news