Tin mới

Việt Nam sở hữu 'báu vật' Mỹ 'rất khát', mỗi năm xuất sang Trung Quốc trữ lượng 'khủng'

Thứ sáu, 24/12/2021, 10:13 (GMT+7)

Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu "báu vật" sang Trung Quốc đứng top 3 nước xuất khẩu nhiều nhất, tiềm năng đủ để cung ứng cho Mỹ…

"Báu vật" được nhắc tới ở đây chính là titan hay titanium, một kim loại có màu trắng bạc, khối lượng nhẹ nhưng độ bền cao, không bị ăn mòn theo thời gian. Ở titan hội tụ được cả độ bền, cứng của thép nhưng nhẹ hơn; nặng hơn nhôm nhưng lại cứng gấp nhiều lần.

Việt Nam sở hữu 'báu vật' Mỹ 'rất khát', mỗi năm xuất sang Trung Quốc trữ lượng 'khủng'
Việt Nam sở hữu "báu vật" Mỹ "rất khát", mỗi năm xuất sang Trung Quốc trữ lượng "khủng"

Được biết, kim loại này được nhà khoa học có tên William Gregor phát hiện ở Cornwall, Anh năm 1791, nó được đặt theo tiếng Hy Lạp. Dù được phát hiện lần đầu ở Anh nhưng titan lại phân bố ở khắp nơi trên vỏ trái đất và thạch quyển. Ngoài ra, titan còn được tìm thấy ở các sinh vật sống, vực nước, đất, đá...

>> Xem thêm: Việt Nam đang sở hữu 'kho báu' định đoạt tương lai, Trung Quốc sắp hết

Với khả năng chịu được nhiệt cao, không bị thay đổi tính chất ở bất kỳ mức nhiệt nào dưới 600 độ, lại không giòn khi gặp lạnh giống các kim loại khác nên titan được ứng dụng rất nhiều trong đời sống con người. Một trong số đó phải kể đến việc chúng là nguyên liệu dùng làm các động cơ dưới nước, ví dụ như chân vịt, tàu thủy, hoặc bọc các ống dẫn dưới nước.

Việt Nam sở hữu 'báu vật' Mỹ 'rất khát', mỗi năm xuất sang Trung Quốc trữ lượng 'khủng' - Ảnh 1

Với khả năng dẻo dai, kéo dãn tốt, nhẹ, chống ăn mòn, khả năng chịu đựng nhiệt độ rất cao, hợp kim titan được dùng chủ yếu trong hàng không, xe bọc thép, tàu hải quân, tàu vũ trụ và tên lửa, áo chống đạn. Trước đây máy bay được làm từ thép nhưng sau khi có titan, thép đã bị thay thế.

Hiện nay, titan đang là một thế mạnh của Nga. Công ty sản xuất độc quyền titan Nga VSMPO-Avisma là công ty cung cấp hơn 1/3 titan cho ngành công nghiệp máy bay thế giới, tương ứng 70% sản phẩm cho thị trường toàn cầu. 

Việt Nam sở hữu 'báu vật' Mỹ 'rất khát', mỗi năm xuất sang Trung Quốc trữ lượng 'khủng' - Ảnh 2

Mỹ hiện nay đang "rất khát" kim loại này và phải phụ thuộc nhiều vào Nga. Đây cũng là đất nước đầu tiên hiện thực hóa ý tưởng đưa titan vào các ngành công nghiệp tại Mỹ và Liên Xô bắt đầu từ những năm 1950.

Theo thống kê năm 2019 và 2020, Úc, Trung Quốc và Nam Phi là những nước sản xuất tinh quặng titan hàng đầu. Trong khi Trung Quốc tiếp tục là nước sản xuất và tiêu thụ tinh quặng titan dẫn đầu thế giới.

Việt Nam sở hữu 'báu vật' Mỹ 'rất khát', mỗi năm xuất sang Trung Quốc trữ lượng 'khủng' - Ảnh 3

Năm 2020, Trung Quốc nhập khẩu khoảng 3 triệu tấn, tăng 19% so với năm 2019. Một trong những nguồn nhập lớn của Trung Quốc không ai khác chính là Việt Nam. Theo USGS, tính đến tháng 10/2020, Việt Nam chiếm 11% nguồn cung titan cho Trung Quốc, chỉ sau Mozambique (36%) và Australia (14%).

Theo trang OEC (dự án của Viện Công nghệ Massachusetts, Mỹ), tính đến năm 2019, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu titan oxit thứ 11 thế giới. Điểm đến chính của chúng ta là Nhật Bản (trị giá 11,6 triệu USD), Trung Quốc (8,84 triệu USD), Indonesia (448 nghìn USD), Hàn Quốc (379 nghìn USD) và Ấn Độ (254 nghìn USD).

Việt Nam sở hữu 'báu vật' Mỹ 'rất khát', mỗi năm xuất sang Trung Quốc trữ lượng 'khủng' - Ảnh 4

Từ những dữ liệu trên có thể thấy tiềm năng khai thác titan của Việt Nam hiện nay rất lớn, có thể xem là "báu vật" các nước như Mỹ "rất khát". Việt Nam được đánh giá vẫn còn đủ sức cung cấp cho những thị trường tiêu thụ mạnh nhất thế giới, ví dụ như Trung Quốc và Mỹ, theo Doanh nghiệp và tiếp thị.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news