Tin mới

'Virus ma cà rồng' đầu tiên được phát hiện trong tự nhiên ở Mỹ

Thứ tư, 08/11/2023, 19:15 (GMT+7)

Các nhà khoa học đã quan sát được "virus ma cà rồng" - mầm bệnh bám vào các virus khác để tự nhân lên lần đầu tiên.

Về mặt lý thuyết, các nhà nghiên cứu đã biết về một số virus săn các virus khác, không giống như hầu hết các loại virus tự sao chép trong nhiều thập kỷ. Gần đây, dưới kính hiển vi, một nhóm các nhà kho học ở Maryland đã theo dõi quá trình này, liên quan đến virus "vệ tinh" và virus "trợ giúp".

Chủng thể thực khuẩn (bacteriophage), một loại virus lây nhiễm vi khuẩn, đã bám vào "cổ" của một virus có nguồn gốc từ đất - nơi vỏ bọc ngoài gắn liền với đuôi của virus.

Trường hợp đầu tiên về 'virus ma cà rồng' (màu tím) bám vào cổ của một con khác (màu xanh) để đảm bảo vòng đời của nó. Ảnh: Dailymail
Trường hợp đầu tiên về 'virus ma cà rồng' (màu tím) bám vào cổ của một con khác (màu xanh) để đảm bảo vòng đời của nó. Ảnh: Dailymail

Nhà sinh học và tác giả chính Tagide deCarvalho nói: "Khi tôi nhìn thấy nó, tôi đã không thể tin được. Chưa có ai thấy một thể thực khuẩn hay bất kỳ virus nào khác bám vào một virus khác".

Mối quan hệ giữa 2 mầm bệnh virus được gọi là "vệ tinh" và "trợ giúp". Vệ tinh là sợi truyền nhiễm, dựa vào virus trợ giúp để được hỗ trợ trong suốt vòng đời của mình.

Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu một mẫu bacteriophage vệ tinh (một virus lây nhiễm vào tế bào vi khuẩn), bao gồm một loài vi khuẩn Streptomyces (trợ giúp) tìm thấy trong đất. Tuy nhiên, bacteriophage thông thường có một gen tích hợp và không trực tiếp gắn vào virus trợ giúp của nó.

Vệ tinh trong mẫu của UMBC, được các sinh viên đặt tên là MiniFlayer sau khi họ cô lập nó, là trường hợp đầu tiên được biết đến của một vệ tinh không có gen tích hợp.

Một thí nghiệm cho thấy 80% (40/50) virus 'trợ giúp' có một vệ tinh bám vào cổ. Ảnh: Dailymail
Một thí nghiệm cho thấy 80% (40/50) virus 'trợ giúp' có một vệ tinh bám vào cổ. Ảnh: Dailymail

Vì không thể tích hợp vào ADN của tế bào chủ, nó phải ở gần virus trợ giúp của mình - được đặt tên là MindFlayer - mỗi lần nó xâm nhập vào một tế bào chủ nếu muốn sống sót.

Một thí nghiệm đã cho thấy có 80 phần trăm (40 trên 50) virus trợ giúp có một virus vệ tinh bám ở cổ.

Những quan sát thêm đã xác định rằng MindFlayer và MiniFlayer đã cùng tiến hóa trong một thời gian dài. "Virus vệ tinh này đã được điều chỉnh và tối ưu hóa bộ gen của mình để liên kết với trợ giúp, tôi sẽ nói, ít nhất là 100 triệu năm", Erill nói.

Elia Mascolo, một thành viên nhóm nghiên cứu đã phân tích bộ gen của virus vệ tinh, người trợ giúp và vật chủ, từ đó tiết lộ thêm manh mối về mối quan hệ virus chưa từng thấy này. Hầu hết các virus vệ tinh đều chứa một gen cho phép chúng tích hợp vào vật liệu di truyền của tế bào chủ sau khi chúng xâm nhập vào tế bào. 

Điều này cho phép vệ tinh tái tạo bất cứ khi nào một virus trợ giúp xâm nhập vào tế bào từ đó trở đi. Tế bào chủ cũng sao chép ADN của vệ tinh và ADN của chính nó khi nó phân chia.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news