Tin mới

Vụ chặt hạ lim xanh ở Thanh Hóa: Tỉa cành quá tốn kém nên phải chặt nguyên cây

Thứ hai, 13/04/2015, 11:07 (GMT+7)

“Lúc đầu, chúng tôi đã tính đến cắt tỉa cành lim xanh nhưng không khả thi do lim xanh thuộc cây sống khỏe, tỉa cành xong lại ra cành khác rất nhanh. Vả lại, việc này rất tốn kém nên chúng tôi buộc lòng phải đốn cả cây”.

“Lúc đầu, chúng tôi đã tính đến cắt tỉa cành lim xanh nhưng không khả thi do lim xanh thuộc cây sống khỏe, tỉa cành xong lại ra cành khác rất nhanh. Vả lại, việc này rất tốn kém nên chúng tôi buộc lòng phải đốn cả cây”.

Đó là lý giải của ông Nguyễn Văn Sơn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp Thanh Hóa về việc chặt hạ hàng loạt lim xanh cổ thụ tại rừng bảo tồn Tam Quy (Hà Trung, Thanh Hóa).

Nhiều ý kiến cho rằng, lý giải của ông Sơn thực chất chỉ là sự biện minh cho việc ngang nhiên chặt cây cổ thụ đã được quy định trong sách đỏ. Được biết, theo kế hoạch, 100 cây lim xanh cổ thụ trong rừng Tam Quy sẽ bị chặt hạ. Tuy nhiên, do việc chặt cây vấp phải sự phản ứng mạnh đối mạnh mẽ của người dân địa phương nên khi mới chặt hạ được 25 cây, Trung tâm này đã phải dừng lại. Bởi phía sau việc triệt hạ hàng loạt lim xanh với lý do phục vụ đề tài khoa học, người ta thấy thấp thoáng những mảng tối lợi ích nhóm của lực lượng tham gia việc chặt cây.

Trong quá trình tỉa thưa lim, nhiều cành sến mật cũng bị làm gãy (Ảnh: Dân trí)

 

Thực tế, hàng trăm năm nay, kiểu rừng chính của Tam Quy là rừng xanh đất thấp đặc trưng bởi sự ưu thế của loài sến mật và lim xanh và đã được đưa vào hệ thống rừng đặc dụng quốc gia từ năm 1986 với diện tích 360ha. Dự án Khu bảo tồn thiên nhiên rừng sến Tam Quy được phê duyệt năm 2001 trong tổng diện tích tự nhiên 518,5 ha. Trong đó, lim xanh và sến ở đây đã được xếp vào sách đỏ.

Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp Thanh Hóa cho biết, chặt hàng trăm cây lim xanh cổ thụ là để phục vụ một đề tài khoa học. Tuy nhiên, để đánh giá thành công của đề tài thì phải mất tới 15 và thậm chí là 20 năm. Như vậy, với khoảng thời gian sau chừng 1/5 thế kỷ, người ta mới biết việc chặt hạ lim xanh thời gian vừa qua để bảo tồn sến mật có hiệu quả hay không. Đồng nghĩa với việc, Trung tâm này sẵn sàng triệt hạ cả trăm cây lim quý, có tuổi hàng trăm năm chỉ vì một đề tài khoa học “trên trời”.

Hơn nữa, trong thời gian hàng trăm năm qua, cây lim xanh và cây sến đều lớn và phát triển mà không có sự tác động của con người. Vậy mà đến nay, không hiểu Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp dựa vào căn cứ khoa học nào mà lại có thể khẳng định: bảo để cây sến phát triển thì phải chặt hạ cây lim. Thêm vào đó, Tam Quy là rừng bảo tồn nhưng bây giờ đem chặt hạ hết cây cổ thụ quý hiếm thì không hiểu chính quyền sẽ tiếp tục “bảo tồn” những gì.

Được biết, tỉa thưa cây lim xanh phục vụ thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn nguồn gen sến mật tại Tam Quy. Trong kế hoạch của đề tài này, sẽ có 100 cây lim xanh thuộc địa bàn xã Hà Lĩnh (25 cây), xã Hà Tân (75 cây) sẽ bị tỉa thưa”.

“Đây là khu bảo tồn sến nên bất kỳ cái gì ức chế loài sến đều được tác động, đây chỉ là thử nghiệm biện pháp khoa học. Mục đích của chúng ta là sến, muốn phát triển sến thì phải khai thác triệt để, trốc gốc, đã triệt là triệt tận nơi”, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ lâm nghiệp Thanh Hóa cho biết.

 

Vũ Đậu

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news