Tin mới

3 người phụ nữ quyền lực từng xuất thân từ trường đại học hàng đầu thế giới này

Thứ năm, 25/03/2021, 15:42 (GMT+7)

Oxford là viện đại học lâu đời thứ hai đang còn hoạt động trên thế giới. Oxford là cái nôi đào tạo nhân tài nổi tiếng thế giới, nơi đã cho "ra lò" những sinh viên xuất sắc mà sau này trở thành nguyên thủ quốc gia, như cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, cố Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi...

Đại học Oxford là nơi mà mọi sinh viên trên thế giới đều muốn theo học, bởi có danh sách cựu sinh viên gồm: 20 Tổng giám mục tòa Cantebury, 12 vị Thánh, 27 người đoạt giải Nobel và người khởi đầu nền vũ trụ học – Stephen Hawking. 

Mặc dù ngày thành lập của Đại học Oxford chưa được xác định, nhưng có bằng chứng cho rằng hoạt động giảng dạy của trường đã diễn ra từ năm 1096 hoặc sớm hơn. Ảnh: GI
Mặc dù ngày thành lập của Đại học Oxford chưa được xác định, nhưng có bằng chứng cho rằng hoạt động giảng dạy của trường đã diễn ra từ năm 1096 hoặc sớm hơn. Ảnh: GI

Nơi đây cũng đã cho "ra lò" những sinh viên xuất sắc mà sau này trở thành người đứng đầu của một quốc gia, như cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, cố Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi.

Đại học Oxford có cộng đồng sinh viên lên đến 22.000 người và điều hành Nhà xuất bản sinh viên lớn nhất Thế giới. Oxford là cái nôi đào tạo nhân tài nổi tiếng thế giới.
Đại học Oxford có cộng đồng sinh viên lên đến 22.000 người và điều hành Nhà xuất bản sinh viên lớn nhất Thế giới. Oxford là cái nôi đào tạo nhân tài nổi tiếng thế giới.

1. Indira Gandhi - nữ thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ

Sang Anh để chăm sóc mẹ, sau đó, bà Bà Gandhi quyết định ghi tên vào Oxford, học Lịch sử tại trường Somerville. Khi trở lại Ấn Độ, bà trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của nước này, đảm nhận 2 nhiệm kỳ 1966-1977 và 1980-1984. Đến nay, bà vẫn là phụ nữ duy nhất giữ chức thủ tướng tại Ấn Độ.

Bà Indira sinh năm 1917, trong một gia tộc danh giá ở miền Bắc Ấn Độ. Ông nội của bà là Modilal Nehru, một luật sư giàu có, nổi tiếng ở Allahabad, bang Uttar Pradesh và từng được Vua Anh mời tới diện kiến.
Bà Indira sinh năm 1917, trong một gia tộc danh giá ở miền Bắc Ấn Độ. Ông nội của bà là Modilal Nehru, một luật sư giàu có, nổi tiếng ở Allahabad, bang Uttar Pradesh và từng được Vua Anh mời tới diện kiến.

Là con nhà nòi và ái nữ của thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ Jawaharlal Nehru nên bà Indira nhận được sự ủng hộ của đông đảo người dân khi tham gia chính trường. Sau khi cha mất vào năm 1960, bà Indira trở thành người thừa kế di sản của ông.

Bà được đánh giá có công lao to lớn nhất trong việc chèo lái đất nước Ấn Độ vượt qua thời kì khủng hoảng, chống lại được những mối đe dọa từ Mỹ và Trung Quốc.

2. Margaret Thatcher - nữ thủ tướng đầu tiên của Anh

Bà Thatcher từng học ngành Hóa học tại trường Somerville, ĐH Oxford. Năm 1975, bà trở thành phụ nữ đầu tiên lãnh đạo Đảng Bảo thủ. Năm 1979, Margaret Thatcher được bầu làm nữ thủ tướng đầu tiên của Anh. “Bà đầm thép” giữ chức này đến năm 1990. 

Được mệnh danh là người đàn bà thép (iron lady), nữ Nam tước Margaret Hilda Thatcher là một chính khách người Anh, luật sư và nhà hóa học. Ảnh: Getty Images
Được mệnh danh là người đàn bà thép (iron lady), nữ Nam tước Margaret Hilda Thatcher là một chính khách người Anh, luật sư và nhà hóa học. Ảnh: Getty Images

Bà là một trong những chính trị gia quan trọng nhất trong lịch sử chính trị đương đại. Margaret Thatcher chiếm vị trí thứ 16 trong danh sách 100 người Anh vĩ đại nhất thuộc mọi thời đại.

3. Benazir Bhutto, nữ thủ tướng đầu tiên của Pakistan

Bà Bhutto theo học tại ĐH Oxford từ năm 1973 đến 1977. Trong khoảng thời gian này, bà là người nước ngoài đầu tiên giữ chức chủ tịch hội tranh biện Oxford Union Society - một trong những cộng đồng học thuật lâu đời nhất ở Anh.

Mặc dù góp mặt trong danh sách '100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới' của tạp chí Forbes, nhưng trong trang dành cho các nữ chính khách, một bài viết của tờ báo đưa ra nhận xét 'Từ một nơi nào đó ở tiểu lục địa Ấn Độ, có thể một người phụ nữ sẽ sớm trở về với quyền lực. Đó là cựu Thủ tướng Benazir Bhutto của Pakistan'.Ảnh: Getty Images
Mặc dù góp mặt trong danh sách "100 phụ nữ nhiều quyền lực nhất thế giới" của tạp chí Forbes, nhưng trong trang dành cho các nữ chính khách, một bài viết của tờ báo đưa ra nhận xét "Từ một nơi nào đó ở tiểu lục địa Ấn Độ, có thể một người phụ nữ sẽ sớm trở về với quyền lực. Đó là cựu Thủ tướng Benazir Bhutto của Pakistan".Ảnh: Getty Images

Năm 1988, bà trở thành nữ thủ tướng đầu tiên tại Pakistan (1988-1990) và tái đắc cử năm 1993. Benazir Bhutto là con đầu của cựu Thủ tướng thứ 10 Zulfikar Ali Bhutto, người Pakistan gốc Sindhi. Benazir theo học tại Đại học Oxford chuyên ngành triết lý, chính trị và kinh tế, bà cũng có một văn bằng của Đại học Harvard. 

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news