Đổ mồ hôi đầu mặt, trán quá nhiều
Người bệnh bị đổ mồ hôi đầu mặt lâu năm có thể bị rối loạn lo âu, dễ căng thẳng, tâm lý bất an, mất tự tin hoặc gặp các vấn đề như rối loạn nhịp tim nhanh, trống ngực, viêm loét dạ dày… Tình trạng đổ mồ hôi đầu mặt có thể trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều khi liên quan đến các bệnh khác như:
– Nhiễm trùng như lao phổi, viêm tủy xương, HIV/AIDS, viêm phổi.
– Bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, viêm cơ tim.
– Thiếu hụt vitamin như vitamin D, canxi, vitamin B12, đặc biệt là trẻ nhỏ thiếu canxi thường bị đổ mồ hôi trộm ở đầu, cổ, lưng khi ngủ.
– Ung như như u lympho, u tế bào ưa crom, bệnh bạch cầu.
– Parkinson, béo phì, rối loạn lo âu, bệnh gút.
– Bệnh nội tiết như cường giáp, hạ đường huyết, đái tháo đường, thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ…
Nếu bạn đổ quá nhiều mồ hôi trên trán kiểu như vừa rửa mặt xong thì cần phải lưu ý xem gan của mình có vấn đề gì không.
Đổ mồ hôi mũi nhiều
Nếu cơ thể bình thường trong khi trên mũi xuất hiện những giọt mồ hôi to bằng hạt đậu, lúc này cần chú ý đến các vấn đề về phổi, gan. Lúc này, chúng ta cần chú ý điều hòa phổi, uống nhiều nước hơn, ít hút thuốc lá và đến những nơi có không khí tốt để phổi hoạt động bình thường và giảm triệu chứng đổ mồ hôi.
Đổ mồ hôi tay chân quá nhiều
Nếu hồi hộp, hưng phấn hoặc sợ hãi, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân sẽ dễ đổ mồ hôi, đây là biểu hiện của tỳ vị hư nhược, tỳ vị hư hàn, nóng ẩm, huyết thiếu.
Ngoài ra, tăng tiết mồ tay chân cũng có thể là triệu chứng khởi phát của một số bệnh lý như: Bệnh cường giáp, thiếu hụt vitamin và khoáng chất, nhiễm độc, thiếu máu bất sản, lao phổi, u tuyến yên, bỏng lạnh do nhiệt độ quá thấp,... Những bệnh lý này nếu không được điều trị sớm có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh.