Rửa rau sai cách có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe mà rất nhiều người mắc phải. Do đó, hãy bỏ ngay những thói quen rửa rau đúng cách để có thể loại trừ tối đa vi khuẩn cũng như các chất độc hại bám trên rau, củ, quả.
Sai lầm khi rửa rau gây ảnh hưởng đến sức khỏe
- Ngâm rau trong nước muối: Nhiều người vẫn có thói quen ngâm rau củ quả bằng nước muối trước khi chế biến nhằm muốn bỏ những loại thuốc trừ sâu và hóa chất. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, việc này hoàn toàn vô tác dụng với những loại thuốc có hóa chất.
Ảnh minh họa. (internet)
Hiện nay chưa có một thuốc nào hay biện pháp có thể loại trừ được những loại thuốc trừ sâu này trên rau, củ, quả. Việc ngâm nước muối với nồng độ cao còn có thể phá hủy tế bào biểu bì thực vật khiến các chất ô nhiễm xâm nhập lại rau.
- Cắt rau xong mới đem đi rửa: Một số người cho rằng, cắt rau sau khi rửa có thể bị nhiễm khuẩn nên sẽ đem đi rửa rồi mới cắt. Tuy nhiên, đây không phải là cách tốt. Sau khi cắt rồi đem đi rửa sẽ khiến các chất dinh dưỡng trong rau bị hòa tan. Hơn nữa, trong lúc rửa có thể những chất độc hại sẽ dính vào bề mặt cắt của rau. Điều đó không tốt cho người sử dụng.
Ảnh minh họa. Nguồn internet
- Rửa rau bằng giấm: Không phải cứ dấm có thể có tác dụng diệt khuẩn trên rau. Thực tế trong dấm có tính axit nhưng nó sẽ kéo dài thời gian thoái biến của thuốc trừ sâu, và hương vị giấm cũng sẽ ảnh hưởng đến hương vị ban đầu của các loại rau.
- Rửa rau bằng dung dịch rửa hoa quả: Không phải loại dung dịch nào cũng có thể tẩy rửa được những chất độc trên rau một cách tuyệt đối. Thành phần chính của loại dung dịch này thường là nước khử ion, acid citric, sodium, hương liệu hóa chất...Do đó, nếu dùng loại dung dịch này, có thể chúng ta đã nạp 2 loại hóa chất cùng lúc vào cơ thể. Điều đó không hề tốt với sức khỏe của mỗi người.
Rửa rau như thế nào đúng cách?
Theo các chuyên gia, nên rửa rau dưới vòi nước rồi dùng nước vo gạo ngâm tối đa 15 phút để trung hòa độc tố có ở rau. Những loại củ, quả tốt nhất nên rửa sạch và gọt vỏ rồi mới ăn.
Rửa rau dưới vòi nước. Ảnh minh họa
Ngoài ra, một số loại rau như súp lơ thì nên trần qua nước sôi rồi mới nấu, như vậy sẽ làm giảm đi hầu hết lượng thuốc trừ sâu có trong rau. Bên cạnh đó, ánh mặt trời cũng làm cho lượng thuốc trừ sâu trên rau bị phá vỡ, phân giải. Do đó, nên để rau dưới ánh nắng mặt trời khoảng 5 phút khiến những chất độc như thủy ngân hữu cơ, clo hữu cơ lưu lại trên rau giảm được khoảng 60%.