Tin mới

5 bộ phận siêu bẩn của con lợn, loại thứ 3 nhiều người hay ăn nhất

Thứ sáu, 18/08/2023, 08:30 (GMT+7)

Đi chợ thấy 5 bộ phận này của con lợn, thèm đến mấy cũng hạn chế ăn vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

Thịt lợn vốn là thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn mỗi gia đình vì tính phổ biến cũng như giá trị dinh dưỡng đem lại cho sức khỏe. Tuy nhiên, các chị em nội trợ cũng nên sáng suốt khi mua đồ, không phải phần thịt nào hay bộ phận nào của con lợn cũng có giá trị dinh dưỡng cao là tốt. 

5 bộ phận của con lợn cực bẩn mà các chị em nội trợ nên lưu tâm hạn chế ăn nhiều vì tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe:

- Tiết lợn

Tiết lợn là một loại thức ăn nội tạng động vật rất phổ biến, giàu chất sắt. Ăn tiết lợn đúng cách có thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút, bổ khí và dưỡng huyết.

Những người không nên ăn tiết lợn: Người mắc bệnh tim mạch, người bị chảy máu đường tiêu hóa, người bị xơ gan. Ảnh internet
Những người không nên ăn tiết lợn: Người mắc bệnh tim mạch, người bị chảy máu đường tiêu hóa, người bị xơ gan. Ảnh internet

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người không nên ăn quá nhiều tiết lợn cùng lúc. Cơ thể con người khó có thể hấp thụ nhiều sắt trong khoảng thời gian ngắn.

Thậm chí, nếu lượng sắt quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc. Nếu bị tình trạng này, bạn có thể nôn mửa, đau dạ dày và bị các phản ứng có hại cho sức khỏe.

Những người không nên ăn tiết lợn: Người mắc bệnh tim mạch, người bị chảy máu đường tiêu hóa, người bị xơ gan.

- Phổi lợn

Trong phổi lợn có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, phù hợp để bồi bổ sức khỏe cho người bị bệnh. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong 100gr phổi lợn có chứa các thành phần như: Protein chứa khoảng 22% cho 100gram, các loại vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12) và vitamin C...

Nếu ăn phổi lợn mà không biết sơ chế đúng cách thì rất dễ bị ngộ độc. Ảnh internet
Nếu ăn phổi lợn mà không biết sơ chế đúng cách thì rất dễ bị ngộ độc. Ảnh internet

Phổi là cơ quan hô hấp của lợn, là nơi dễ dàng nhất để tích tụ và lắng đọng nhiều bụi trong màng phổi. Bên cạnh đó, lợn có thói quan hít thở sát mặt đất nên hàng ngày sẽ có một lượng lớn bụi bẩn và các kim loại nặng, thậm chí là virus gây bệnh. Hơn thế nữa, theo kết quả kiểm nghiệm, có đến 60% thành phần độc tố trong thức ăn chăn nuôi, các chất tạo nạc trong quá trình nuôi nhốt tồn tại trong phổi lợn. Do đó, nếu ăn phổi lợn mà không biết sơ chế đúng cách thì rất dễ bị ngộ độc.

- Lòng lợn

Lòng lợn là món ăn phổ biến được nhiều người yêu thích. Lòng heo chứa nhiều đạm nên là thực phẩm lý tưởng cho người bệnh đang hồi phục sức khỏe, đặc biệt là những người vừa phẫu thuật xong.

Món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng lại chứa nhiều vi khuẩn không có lợi cho sức khỏe nếu không chế biến sạch. Ảnh internet
Món ăn khoái khẩu của nhiều người nhưng lại chứa nhiều vi khuẩn không có lợi cho sức khỏe nếu không chế biến sạch. Ảnh internet

Tuy nhiên, lòng heo nếu không được chế biến sạch sẽ và nấu chín sẽ mang theo nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như vi khuẩn E.Coli, các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn… Lòng lợn dù được làm sạch tới đâu vẫn là những bộ phận nội tạng, có nguy cơ chứa mầm bệnh và nhiều vi khuẩn, chưa kể chứa nhiều cholesterol xấu, vì vậy mặc dù là lòng lợn sạch thì cũng không nên ăn quá nhiều, sẽ không thực sự tốt cho sức khỏe.

Những người không nên ăn lòng lợn: Người tiêu hóa kém, người bị bệnh tim mạch, người bị bệnh gout, bệnh thận...

- Thịt cổ lợn

5 bộ phận siêu bẩn của con lợn, loại thứ 3 nhiều người hay ăn nhất - Ảnh 1
 

Thịt cổ lợn vừa mềm, lại rẻ nên được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên với những ai chịu khó quan sát sẽ nhận thấy bộ phận này của lợn có chứa rất nhiều hạch bạch huyết, tức là nơi các chất độc tồn đọng sâu nhất. Nếu quá trình sơ chế diễn ra không sạch, dù có chế biến ở nhiệt độ cao thì cũng khó loại bỏ được những chất độc này. Vì vậy khi ra chợ chúng ta nên tránh mua thịt cổ lợn, đặc biệt là phần thịt có xuất hiện các phần hạch bạch huyết giống bong bóng nhỏ.

- Gan lợn

Không nên ăn quá nhiều gan lợn. Ảnh internet
Không nên ăn quá nhiều gan lợn. Ảnh internet

Gan heo chứa vitamin A và D cùng hàm lượng sắt rất cao, có tính chất chống viêm và có thể phòng ngừa bệnh thiếu máu, mù màu, còi xương...

Tuy nhiên, gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.

Những người không nên ăn gan lợn: Người bị mỡ máu, người mắc bệnh gan, người bị cao huyết áp, người bị gout.

 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news