Tin mới

7 bài test nhanh sức khỏe ai cũng có thể làm tại nhà

Thứ năm, 10/12/2020, 12:07 (GMT+7)

Nếu bạn không có điều kiện đi thăm khám sức khỏe định kỳ thì hãy thử thực hiện 7 bài test nhanh sức khỏe dưới đây để kịp thời phát hiện những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nhé.

Phát hiện ra những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn càng sớm càng tốt để tránh những tổn hại trong tương lai. Dưới đây là 7 bài test nhanh đã được các nhà khoa học khuyến cáo và được trang Bright Side tổng hợp lại.

Thị lực

Bài test của Amsler giúp xác định bệnh thoái hóa điểm vàng. Đây là bệnh thường xuất hiện ở những người trên 50 tuổi và tiến triển rất nhanh. Bệnh nặng nhất có thể gây mù hoàn toàn.

Thử nghiệm nên được thực hiện trong một căn phòng đủ ánh sáng. Hãy đặt hình ảnh này cách mắt bạn 25-40cm. Không nghiêng đầu về phía trước hay nghẹo đầu sang một bên, cũng không nheo mắt.

Dùng tay che một bên mắt và nhìn vào điểm đen mà không chớp mắt trong 10s, làm tương tự với con mắt ngược lại.

Nếu tất cả các đường thẳng vẫn đều đặn, không biến dạng, vết cắt hoặc điểm xám thì võng mạc của bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu bức tranh bị biến dạng thì bạn nên đi gặp bác sĩ ngay lập tức.

Thể lực

Người cao tuổi và người mắc bệnh tim không nên tập luyện thể dục cường độ cao. Trước khi bạn tập luyện bất cứ bộ môn nào, hãy thực hiện một vài bài kiểm tra đơn giản.

Đầu tiên, hãy bắt mạch ở tay và đếm số nhịp đập trong một phút. Sau đó bạn squats 20 lần và đếm lại số nhịp mạch.

Nếu số nhịp tăng lên 25% nghĩa là bạn hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng nếu chênh lệch từ 25-50% thì có nghĩa là hệ tim mạch của bạn đang có vấn đề. Nếu số nhịp tăng trên 50% thì bạn cần đi gặp bác sĩ.

Thêm một bài test đơn giản như sau: Đi bộ từ tầng 1 lên tầng 4, không đi quá nhanh cũng không đi quá chậm. Sau đó đếm nhịp mạch đập. Nếu mạch của bạn đập khoảng 120 nhịp/phút thì sức khỏe của bạn bình thường. Nếu mạch trên 120 nhịp/phút hoặc bạn bắt đầu thở hổn hển, đau ngực thì bạn nên đi khám.

Ngay cả khi bạn hoạt động thể lực cường độ cao thì nhịp tim của bạn cũng không được vượt quá giới hạn. Các giới hạn dành cho từng độ tuổi sẽ khác nhau. Để tính giới hạn này, hãy lấy 220 trừ đi số tuổi của bạn. Chẳng hạn bạn 40 tuổi thì số nhịp mạch đập không được quá 220-40 = 180 nhịp/phút.

Người cao tuổi và có bệnh tim thì nên nhân số nhịp với 0,5 và 0,6 để ra giới hạn phù hợp.

Ví dụ:

220 - 60 = 160

160 х 0,5 = 80

160 х 0,6 = 96

Vì vậy, nhịp tim của bạn khi thực hiện các bài tập thể chất nên từ 80 đến 96 nhịp mỗi phút.

Tư thế

Hãy đứng một cách tự nhiên và nhờ ai đó quan sát bạn. Nếu lưng của bạn cong từ 45 độ trở lên và hông của bạn hướng về phía trước, thì cột sống đang bị cong nghiêm trọng và bạn có thể bị chứng kyphosis. Độ cong của cột sống cũng cho thấy cột sống của bạn có vấn đề gì đó. Trong trường hợp này, bạn nên đi khám để được chẩn đoán chính xác và điều trị.

Có một bài kiểm tra đơn giản khác có thể chỉ ra bạn đang bị gù lưng. Cầm 2 cây bút trên tay và đặt tay xuống dọc theo cơ thể. Nếu các cây bút song song với nhau, có nghĩa là tư thế của bạn chuẩn. Nếu các bút hướng vào nhau, điều đó có nghĩa là bạn đang bị gù lưng.

Ngày nay, hầu hết mọi người bị gù lưng do lối sống ít vận động. Để có tư thế đúng, hãy cố gắng giữ lưng thẳng khi làm việc và tập một số bài tập đặc biệt.

Nhờ ai đó quan sát bạn hoặc chụp cho bạn vài tấm ảnh. Sử dụng thước đo để dóng một đường từ dái tai đến xương ở vai. Nếu đường thẳng, bạn không sao. Nếu dái tai xa hơn một chút so với xương, điều đó cho thấy tư thế của bạn có vấn đề.

Hệ hô hấp

Các bài test sau đây sẽ giúp bạn đánh giá hoạt động của hệ thống hô hấp, sự phân phối oxy trên khắp cơ thể và xem liệu bạn có gặp vấn đề gì về tuần hoàn máu hay không.

Ngồi xuống và hít thở sâu vài lần. Thở ra. Sau đó, hít thở sâu và nín thở. Tốt hơn là bạn nên dùng tay giữ mũi. Hãy đo xem bạn nín thở được trong bao lâu. Nam giới khỏe mạnh sẽ nín thở được trên 40s, nữ giới sẽ là trên 30s.

Sau 5 phút, hít thở sâu một vài lần nữa rồi thở ra, nín thở. Một người khỏe mạnh có thể trải qua 25-40s nín thở. Các vận động viên có kết quả cao hơn.

Xem thêm: Đoán bệnh từ cơn đau đầu

Các cơn đau đầu có thể khác nhau, cả về cường độ và vị trí.

Nếu bạn cảm thấy nhức đầu ở phía trước đầu, điều đó có nghĩa là bạn ngủ không đủ.

Nếu cơn đau đầu của bạn nằm ở phía sau đầu, đó là dấu hiệu của mức độ căng thẳng cao. Thư giãn nhiều hơn và bạn sẽ cảm thấy tốt hơn.

Cuối cùng, nếu bạn bị đau đầu ở phần đỉnh đầu, điều đó có nghĩa là bạn không được cung cấp đủ thức ăn và nước uống. Hãy thay đổi thói quen ăn kiêng của bạn.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news