Tin mới

7 điều bố mẹ vô tình làm tổn thương con cái: So sánh với 'con nhà người ta' đứng đầu

Thứ hai, 29/03/2021, 14:47 (GMT+7)

Nhiều người cho rằng trong quá trình dạy dỗ con, họ chỉ cần không dùng roi vọt là được. Tuy nhiên, những câu từ mà bố mẹ ngẫu nhiên thốt ra có thể vô tình làm tổn thương trái tim con trẻ.

Dưới đây là những điều mà bố mẹ vô tình nói với con cái dù với mục đích tốt nhưng có thể gây rắc rối cho trẻ sau này.

1. So sánh con bạn với những người khác

So sánh giữa các con với nhau luôn là cách giáo dục phản khoa học.
So sánh giữa các con với nhau luôn là cách giáo dục phản khoa học.

Nếu bạn so sánh con mình với “con nhà người ta", chúng sẽ không thể nhìn thấy hình ảnh chính xác của bản thân và cảm thấy mình kẻ thất bại.  Ở trong nhà, nếu có sự thiên vị giữa anh chị em thì sẽ dẫn đến sự cạnh tranh không đáng có giữa chúng. Một trong 2 con sẽ cảm thấy không được yêu thương, đứa con lại phải chịu gánh nặng của một đứa trẻ lý tưởng, phải làm mọi thứ theo cách tốt nhất để được sủng ái. Theo một nghiên cứu, nếu bạn ưu ái đứa con này hơn đứa khác thì trẻ sẽ có nhiều triệu chứng trầm cảm hơn khi lớn lên.

2. Phủ nhận cảm xúc của con

Chắc chắn một món đồ chơi bị hỏng không quan trọng bằng việc thanh toán các loại hóa đơn hàng tháng, nhưng trẻ có quyền xúc động về nó. Bằng không, trẻ sẽ học cách kìm nén niềm vui, nỗi buồn, sự tức giận của mình và lớn lên trở thành người không có khả năng thể hiện bản thân hoặc xây dựng mối quen hệ ổn định với mọi người. Những đứa trẻ như vậy khó có thể chịu đựng được cảm xúc mãnh liệt trong tương lai, có thể bị trầm cảm hoặc lo lắng khi trưởng thành.

3. Gaslighting hoặc nói dối con

- Bố nói sẽ cho con chơi nếu con được điểm cao mà - Bố đã bao giờ nói thế đâu!
- Bố nói sẽ cho con chơi nếu con được điểm cao mà - Bố đã bao giờ nói thế đâu!

Việc bố mẹ hứa với con một việc gì đó nhưng về sau lại giả vờ như chưa từng nói là khá phổ biến. Điều này sẽ khiến trẻ nghi ngờ bản thân và thế giới xung quanh, từ đó dẫn đến sự tự ti. Nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn thì còn khiến trẻ lo lắng, trầm cảm và rối loạn tâm thần.

4. Yêu con có điều kiện

Khi làm điều này, các bậc phụ huynh thường muốn thúc đẩy con. Tuy nhiên, trẻ sẽ nghĩ "Mọi người chỉ yêu bạn nếu bạn làm mọi thứ hoàn hảo. Bản thân bạn không đáng được yêu nếu không đạt được thành tích gì".

5. Đặt câu hỏi về khả năng của con

Sao con lại không học toát tốt hơn nhỉ?
Sao con lại không học toát tốt hơn nhỉ?

Điều này không giúp một đứa trẻ cố gắng hơn mà còn có tác dụng ngược lại. Bạn càng đặt ra nhiều nghi vấn về khả năng của con thì con càng dễ từ bỏ. Những câu nói như vậy của cha mẹ khiến trẻ mất tự tin vào bản thân, sẽ dẫn đến trầm cảm và lo lắng khi lớn lên.

6. Dùng các đặc điểm tinh thần/thể chất để gán lên cho con

Bố mẹ luôn dạy con là bở qua những tổn thương mà kẻ bắt nạt hay nói với chúng, nhưng chính các bậ cha mẹ lại vô tình làm điều này. Bạn chỉ ra những khuyết tật về thể chất và tinh thần của con, điều này làm sai cái nhìn của trẻ về bản thân.

7. Làm cho con cái cảm thấy mắc nợ bố mẹ

Mẹ đã phải từ bỏ rất nhiều vì con!
Mẹ đã phải từ bỏ rất nhiều vì con!

Chắc chắn, bạn có thể đã phải hy sinh để có con, nhưng đó là lựa chọn của bạn, đừng chuyển trách nhiệm sang cho những đứa trẻ. Con cái không phải cảm thấy tội lỗi vì những quyết định của bạn. Trong một số trường hợp, điều này có thể dẫn đến cảm giác tội lỗi bệnh lý, liên quan đến các chứng loạn thần kinh khác nhau bao gồm cả rối loạn ám ảnh cưỡng chế .

(Theo Bright Side)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news