Tin mới

7 sự thật về dịch Covid-19 Trung Quốc muốn thế giới quên đi

Thứ tư, 08/04/2020, 18:45 (GMT+7)

Trung Quốc vừa công bố bản timeline ghi lại toàn bộ quá trình diễn ra dịch Covid-19 để đáp trả những cáo buộc nói Bắc Kinh giấu dịch. Tuy nhiên, 7 điểm quan trọng lại không xuất hiện trong báo cáo này.

Tân Hoa xã cho biết timeline này được công bố ngày 6/4 và đã chứng minh cách mà Trung Quốc "chia sẻ thông tin và hợp tác quốc tế tiến bộ" trong cuộc chiến chống Covid-19. Tài liệu dài 37 trang bao gồm "các sự kiện và biện pháp chính mà Trung Quốc thực hiện" để kiềm chế dịch bệnh. Đặc biệt, nó ca ngợi vai trò của Chủ tịch Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo khác.

Tuy nhiên, báo cáo khổng lồ lại bỏ qua một số sự kiện quan trọng nhất của cuộc khủng hoảng y tế này. Mỗi sự kiện đó đóng một vai trò quyết định trong sự phát triển của tình trạng khẩn cấp toàn cầu.

Dưới đây là 7 sự kiện không được nhắc đến trong timeline của Tân Hoa xã được tờ Dailymail của Anh liệt kê:

Những người cảnh báo dịch

Bác sĩ Lý Văn Lượng được vinh danh "liệt sĩ" sau khi qua đời vì Covid-19. Ảnh: Reuters

Có lẽ một trong những câu chuyện đáng chú ý nhất liên quan đến đại dịch Covid-19 là 8 nhân viên y tế tại Vũ Hán gióng lên hồi chuông cảnh báo sớm về virus vào cuối tháng 12 đã bị cáo buộc lan truyền tin giả và bị cảnh sát khiển trách. Nổi tiếng nhất trong số họ là bác sĩ Lý Văn Lượng, người cũng đã tử vong vì Covid-19 vào ngày 7/2 sau khi nhiễm bệnh trên tuyến đầu.

Ngày từ ngày 30/12, vị bác sĩ 34 tuổi này đã nhắn tin trên nhóm chat của các bác sĩ địa phương, cảnh báo về một virus giống SARS ở chợ hải sản Vũ Hán. 3 tuần sau cảnh báo của anh, Vũ Hán bị phong tỏa. Ngày 1/1, cảnh sát Vũ Hán lên án bác si Lý và những người khác vì lan truyền tin giả. Các quan chức cho biết hành vi của họ gây ảnh hưởng xấu cho xã hội và sẽ bị xử lý theo luật, Tân Hoa xã đưa tin.

Thế nhưng, các sự kiện trên lại không được đề cập đến trong timeline của Tân Hoa xã. Bài viết chỉ nhắc đến bác sĩ Lý một cách vắn tắt: "Một đoàn kiểm tra của Ủy ban Giám sát Quốc gia đã công bố báo cáo về cuộc điều tra các vấn đề liên quan tới bác sĩ Lý Văn Lượng, một bác sĩ nhãn khoa làm việc tại Bệnh viện Trung ương Vũ Hán".

"Sau báo cáo, Văn phòng Công an Vũ Hán đã quyết định thu hồi thư khiển trách trước đó và xin lỗi gia đình bác sĩ Lý về sai lầm này". Tân Hoa xã không giải thích "các vấn đề liên quan đến bác sĩ Lý" ở đây là gì.

Chợ hải sản Hoa Nam

Kể từ khi dịch bùng phát, các nhà nghiên cứu và giới chức đã liên kết virus với Chợ buôn bán Hải sản Hoa Nam, một khu chợ nổi tiếng ở thành phố Vũ Hán. Thế nhưng thật kỳ lạ, nó lại không xuất hiện trong timeline này.

Ủy ban Y tế Vũ Hán từng tuyên bố 27 ca Covid-19 được xác định tại chợ tính đến ngày 31/12 và các quan chức thành phố bắt đầu nghiên cứu mối liên hệ của chợ với Vũ Hán. Chợ hải sản này đã đóng cửa vào ngày 1/1 liên quan đến "dịch viêm phổi", theo báo cáo của tờ China News.

Ngày 26/1, Tân Hoa xã đưa tin CDC Trung Quốc đã thực hiện một cuộc điều tra cho thấy virus lây từ động vật hoang dã bán ở chợ này sang người. Tuy nhiên, timeline của Tân Hoa xã lại không nhắc đến chợ Hoa Nam hay mối liên hệ của nó với đại dịch.

Chợ hải sản Hoa Nam được nhắc đến rất nhiều ở giai đoạn đầu của vụ dịch nhưng không xuất hiện trong timeline của Tân Hoa xã. Ảnh: Metro

"Lệnh bịt miệng"

Một báo cáo điều tra cấp cao đã cáo buộc các quan chức Trung Quốc ra lệnh cho các phòng thí nghiệm ngừng thử nghiệm và phá hủy toàn bộ các mẫu virus corona trong giai đoạn đầu vụ dịch. Ngày 1/1, các quan chức Ủy ban Y tế Hồ Bắc đã ban hành lệnh trên với những công ty giải trình tự gen. Thông tin này được tạp chí Caxin của Trung Quốc đăng tải. Theo Caixin, một công ty đã thu được kết quả xét nghiệm vào ngày 27/12, cho thấy đó là một "chủng virus corona mới". Hơn một tuần sau, ngày 9/1, bệnh nhân đầu tiên tử vong vì virus ở Vũ Hán.

Bài đăng của Caixin được chia sẻ hàng chục ngàn, thậm chí là hàng triệu lần trên WeChat của Trung Quốc trước khi biến mất. Phiên bản tiếng Anh của bài viết vẫn còn trên website của Caixin.

Tuy nhiên, timeline của Tân Hoa xã không đề cập đến bất cứ nỗ lực xét nghiệm nào vào tháng 12. Tờ báo chỉ nói ngày 2/1, CDC và Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Trung Quốc (CAMS) "nhận được lô mẫu đầu tiên của 4 bệnh nhân từ Hồ Bắc và bắt đầu xác định mầm bệnh". Bài báo nói thêm có 3 tổ chức khác thử nghiệm song song vào ngày 3/1.

Ngày 9/1, một nhóm chuyên gia được chỉ định chính thức nói rằng loại virus corona mới ban đầu được xác định là nguyên nhân gây bẹnh viêm phổi ở Vũ Hán, theo timeline.

Khi ông Tập Cận Bình biết dịch

Khi nào chủ tịch Tập Cận Bình biết về vụ dịch vẫn còn là bí ẩn. Ảnh: Tân Hoa xã

Khi nào Chủ tịch Tập Cận Bình biết về vụ dịch vẫn còn là một bí ẩn. Timeline cũng như nhiều bài báo khác đều tuyên bố ông Tập đưa ra chỉ đạo ứng phó dịch khi khi chủ trì cuộc họp của Ủy ban Thường vụ ngày 7/1. Tuy nhiên, bài phát biểu của ông không được đề cập đến trong bất cứ báo cáo nào cho đến ngày 15/2.

Tân Hoa xã lần đầu tiên đưa tin ông Tập Cận Bình ra chỉ đạo về dịch Covid-19 là vào ngày 20/1.

Những ngày không có ca nhiễm đầy bí ẩn

Vũ Hán không báo cáo ca nhiễm mới nào từ 6/1 đến 17/1 khi thành phố tổ chức hàng loạt cuộc họp chính trị quan trọng, còn gọi là họp lưỡng hội. Gần 700 quan chức, nhà lập pháp và đại diện chính phủ tham dự các hội nghị. Đến ngày 5/1, Ủy ban Y tế Vũ Hán ghi nhận 59 ca nhiễm và không trường hợp tử vong.

12 ngày sẽ rất quan trọng trong việc ngăn virus lây lan nhưng các quan chức đã báo cáo không có trường hợp nào mới hoặc không công bố bản cập nhật hàng ngày.

Timeline của Tân Hoa xã đã liệt kê 25 mục trong vòng 12 ngày này để cung cấp thông tin chi tiết về một loạt hành động chính thức, tuy nhiên, không đề cập đến bất cứ ca nhiễm nào mới.

Thị trưởng Vũ Hán thừa nhận phản ứng chậm

Thị trưởng Vũ Hán Zhou Xianwang. Ảnh: Internet

Một trong những cuộc phỏng vấn có ảnh hưởng nhất trong những ngày đầu vụ dịch là của ông Zhou Xianwang, thị trưởng Vũ Hán. Ông Zhou thừa nhận nhóm của mình đã không công bố thông tin về tình hình "kịp thời" cho đài CCTV vào ngày 27/1. Trước đó, tại một  cuộc họp báo ông còn thừa nhận khoảng 5 triệu cư dân Vũ Hán đã rời khỏi thành phố trước khi tất cả các hình thức giao thông bị tạm dừng vào ngày 23/1.

Tuy nhiên, timeline của Tân Hoa xã không hề nhắc đến những bình luận của ông Zhou, điều mà truyền thông trong và ngoài nước đều đưa tin rộng rãi.

Căn bệnh "phần lớn có thể kiểm soát được"

Trong một bài báo ngày 10/1, Tân Hoa xã đẫn lời một chuyên gia nói căn bệnh viêm phổi siêu vi bí ẩn "phẩn lớn có thể kiểm soát được". Ngày hôm sau, ca tử vong vì Covid-19 đầu tiên được báo cáo tại Vũ Hán. 5 ngày sau đó, Tân Hoa xã cho biết không có bằng chứng nào cho thấy virus có thể lây từ người sang người.

Và timeline không nhắc đến tất cả những thông tin trên. Nó chỉ đưa thông tin CCTV dẫn lời Giáo sư Zhong Nanshan, lãnh đạo nhóm chuyên gia Covid-19 của Bắc Kinh xác nhận virus lây từ người sang người vào ngày 20/1.

Đến nay, đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 81.000 người nhiễm và hơn 1,4 triệu người mắc bệnh trên toàn thế giới. Hôm nay, Vũ Hán đã gỡ phong tỏa sau hơn 2 tháng bị kiềm tỏa.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news