95 điều tuyệt đối kiêng kỵ trong ngày Tết Nguyên đán 2021
1. Không đổ rác, quét nhà
Trong ngày đầu tiên của năm mới, một trong những điều kiêng kỵ mà nhiều người vẫn lưu truyền cho đến thời điểm hiện tại chính là không đổ rác quét nhà.
Một trong những điều kiêng kỵ quen thuộc chính là kiêng quét nhà. Ảnh: Internet
Đây được xem là điều các gia đình kiêng kỵ trong dịp đầu năm vì quan niệm quét nhà, đổ rác sẽ đuổi Thần tài đi, đổ hết lộc lá ra khỏi nhà.
2. Kiêng kỵ vay mượn, trả nợ dịp Tết Nguyên đán
Trong quan niệm dân gian, vay mượn hay trở nợ vào đầu năm đặc biệt là mùng 1 Tết sẽ khiến bạn luôn trong tình trạng túng thiếu cả năm.
Do đó, việc trả nợ cũng giống như việc bạn dâng lộc vào tay người khác.
Nếu như vay mượn thì cả năm bạn sẽ rơi vào tình trạng nghèo khó.
>>Xem ngay: 5 điều tuyệt đối kiêng kỵ trong ngày mùng 1 tháng Chạp để xua đuổi vận đen
3. Kiêng không cho lửa, nước đầu năm
Trong quan niệm dân gian, do lửa có màu vàng, màu đỏ nên tượng trưng cho sự may mắn.
Việc cho lửa đầu năm sẽ có ý nghĩa cho đi vận may, tài lộc của bạn và gia đình, khiến gia đình gặp nhiều điều xui xẻo.
Nước tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, và được xem là nguồn tài lộc của muôn nhà.
Trước khi bước sang năm mới, nhà nào cũng lo đổ nước cho đầy bình để dự trữ đủ cho sinh hoạt những ngày Tết.
Nước đầy ắp sẽ tượng trưng cho sự may mắn, sinh sôi và mát lành.
4. Không làm rơi vỡ đồ dùng trong ngày Tết
Một trong những vật dụng dễ vỡ như gương, bát đĩa được xem là vật cần cẩn thận tránh để vỡ trong những ngày Tết.
Dân gian vẫn luôn có quan niệm rằng việc rơi vỡ đồ dùng vào ngày đầu năm sẽ khiến nhiều gia đình không gặp được những điều cát lành, may mắn.
>>Đừng bỏ lỡ: 'Lọt mắt' quý nhân, 3 con giáp này phúc đầy lộc hưởng, tình tiền đều chạm nóc trong năm 2021
5. Kiêng ngồi hoặc đứng trước cửa trong ngày Tết
Trong ngày mùng 1 Tết, việc ngồi hoặc đứng trước cửa sẽ không đem lại may mắn.
Theo đó, việc ngồi hoặc đứng trước cửa không những là một hành động kém duyên mà còn gây hại đến vượng khí của gia đình, cản luồng khí tốt lành và tài lộc vào nhà.
6. Không đụng đến dao kéo trong ngày đầu năm mới
Cả dao và kéo trong quan niệm đều là những vật mang tính chất sát thương, do đó không mang lại may mắn dịp đầu năm mới.
Vào ngày mùng 1, không nên dùng những vật sắc nhọn như dao, kéo vì theo quan niệm có thể cắt đứt lương duyên cũng như tài vận.
Để khắc phục điều này, các gia đình nên cất bớt dao kéo, chỉ nên để lại những thức cần dùng.
7. Không nên mặc quần áo đen trắng vào ngày Tết
Trong quan niệm của người Việt, màu đen và trắng là tượng trưng cho tang tóc và xui xẻo, chính vì thế việc mặc đồ màu này trong những ngày đầu năm sẽ không mang đến nhiều vui vẻ, may mắn.
Do đó, mọi người nên chọn mặc những đồ màu sắc sặc sỡ để tạo cảm giác tươi vui, vui vẻ.
8. Kiêng giặt quần áo
Hai ngày đầu năm trong quan niệm là ngày sinh của thủy thần. Do đó, các gia chủ không nên giặt quần áo để tránh mạo phạm thần thánh dễ dẫn đến xui xẻo.
9. Không nên ăn cháo vào sáng mồng 1 Tết
Quan niệm dân gian cho rằng chỉ có những gia đình nghèo khổ mới phải ăn cháo vào mùng 1 Tết.
Chính vì thế vào ngày này, mọi người nên nấu cơm để ăn.
Ngoài ra, ngày Tết Nguyên đán cũng là ngày muôn thần về tề tựu, chính vì thế việc ăn cơm nóng cũng thể hiện sự tôn kính với các vị tổ tiên và các vị thần linh.
10. Không nên vỗ vai, quàng vai người khác
Đầu năm mới ai ai cũng mong muốn có sự hoan hỉ, chính vì thế hành động này được xem là tránh gây ra sự khó chịu cho nhiều người.
12. Kiêng sử dụng kim chỉ
Trong quan niệm của người Việt, việc may vá trong năm mới sẽ khiến các gia chủ vất vả, sớm phải chịu khổ sở, thiếu trước hụt sau...
13. Không nên Chúc Tết người đang ngủ
Nhiều người quan niệm không nên chúc Tết người đang ngủ vì nhiều lời chúc tốt đẹp sẽ bị coi như lời trù ẻo, muốn gia chủ phải nằm lì trên gường bệnh.
Do đó đây cũng là một trong những điều cần tuyệt đối kiêng kỵ trong ngày Tết.
14. Không nên đi chúc Tết khi đang có bầu
Quan niệm dân gian cho rằng, phụ nữ mang thai sẽ mang đến nhiều xui xẻo, do đó trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán, những người phụ nữ đang có bầu nên hạn chế đi lại, chúc Tết.
15. Không nên đánh thức người khác trong ngày mùng 1 Tết
Khi đi chúc Tết nhà người khác, nếu muốn dành lời chúc cho người đang ngủ nhưng không thể đợi lâu thì nên chờ dịp khác chứ không nên đánh thức anh ta dậy.
Ngoài ra ngay cả khi người nhà cũng không nên đánh thức ai trong ngày Tết Nguyên đán mà nên để người ta tự dậy.
16. Không nên đóng cửa nhà
Đóng cửa nhà trong ngày Tết sẽ khiến gia đình dễ nghèo đói, túng thiếu, trừ khi chúc tết thăm hỏi.
Trong quan niệm dân gian, đóng cửa nhà trong những ngày này sẽ khiến các vị thần linh không thể vào chơi, đồng thời cũng thể hiện sự bất kính đối với các vị thần linh.
17. Kiêng khóc lóc, buồn rầu, bực tức
Quan niệm dân gian cho rằng, trong ngày Tết Nguyên đán nếu ai khóc lóc, buồn bã và bực tức thì cả năm cũng sẽ phải khóc nhiều, nhiều chuyện buồn lo lắng và suy nghĩ. Không nên khóc lóc, buồn rầu hay bực tức trong những ngày này để tránh gặp xui xẻo cả năm.
18. Không nên tranh cãi hay bất hòa
Cũng giống như khóc lóc, buồn rầu và bực tức, trong những ngày đầu năm mới, mọi người cần giữ hòa khí dù có chuyện gì xảy ra.
Người lớn cũng cần kiềm chế, tránh trách mắng trẻ nhỏ, cần nhường nhịn nhau để một năm luôn vui vẻ và hạnh phúc.
19. Không nên Xuất hành ngày mùng 5 Tết
Quan niệm dân gian của người Việt cho rằng ngày mùng 5 là ngày kiêng kị, ngày xấu, không nên xuất hành.
'Mùng năm, mười bốn, hai ba: Đi chơi còn lỗ nữa là đi buôn'. Chính vì thế đây là ngày không hề thích hợp cho việc du xuân hay lấy lộc.
20. Kiêng để tang vào ngày mùng 1
Ngày mùng 1 Tết Nguyên đán được xem là ngày vui của tất cả mọi người, do đó những gia đình nào có tang sẽ được cất khăn tang trong vòng 3 ngày.
Nếu như gia chủ mất đúng vào ngày mùng Một thì không phát tang mà để sang ngày mùng 2.
Nếu có người mất vào ngày 30 Tết thì thường thực hiện tang lễ trong ngày hôm đó, tránh để sang ngày mùng một.
Ngoài ra những gia đình có tang lễ tránh đi chúc Tết và thăm hỏi người khác.
21. Kiêng đi chúc Tết vào sáng mùng 1
Dựa theo tục xông nhà, Xông đất đầu năm mà người đầu tiên bước vào nhà ai trong ngày mùng 1 Tết đều là những người sẽ đem lại may mắn hoặc xui xẻo cho gia đình ấy trong suốt 1 năm.
Nếu như người đó hợp tuổi với gia đình bạn hoặc là người luôn gặp may mắn trong cuộc sống thì gia đình bạn sẽ gặp nhiều may mắn trong năm mới.
22. Không nên xông nhà khi không hợp tuổi
Xông nhà hay còn gọi là xông đất được xem là một trong những phong tục tập quán lâu đời của người Việt.
Ngưới đầu tiên bước đến chúc Tết gia đình bạn chính là người xông đất cho gia đình bạn.
Nếu như người đó hợp với tuổi của gia đình bạn hoặc là người luôn may mắn trong cuộc sống thì bạn sẽ gặp được nhiều may mắn trong năm mới.
23. Không nên về nhà ngoại vào ngày 1,4,5 Tết
Trong tục lệ của người Việt, con gái và con rể chỉ được về nhà ngoại chúc Tết vào mùng 2 hoặc mùng 3, kiêng các ngày mùng 1, 4, 5.
Nguyên nhân là do ngày mùng 1 là ngày quan trọng nhất họ có nghĩa vụ phải tỏ lòng hiếu lễ với bố mẹ và tổ tiên họ nội.
24. Kiêng cúng quan đương niên trong nhà
Thời điểm giao thừa, nhiều gia đình Việt thường hay có lễ cúng tiễn quan quân nhà trời coi việc năm cũ và đón quan quân coi việc năm mới đi thị sát trần gian.
Tuy nhiên, việc này phải làm ở ngoài sân chứ không được làm trong nhà vì các ngài rất vội không có thời gian để ghé vào.
25. Không nên để thừa thức ăn
Lãng phí thức ăn vốn là hành động không tốt huống hồ vào ngay ngày đầu của năm mới.
Theo quan niệm, lãng phí thức ăn sẽ khiến gia đình mất mùa quanh năm.
Đây cũng là một trong những điều kiêng kỵ ngày Tết Nguyên đán mà bạn nên ăn hết.
Khi ăn cơm, bạn cũng không nên chống đũa vào bát vì điều này gây xui xẻo và chậm trễ trong việc làm ăn và buôn bán.
26. Không nên mở tủ quần áo trong ngày mùng 1
Quan niệm của người Việt xưa cho thấy tủ là nơi cất chứa tài lộc, việc mở tủ quqanf áo sẽ khiến tài lộc và vận may bị thấy thoát. Chính vì thế, một trong những biện pháp xử lý của người xưa chính là treo sẵn quần áo định mặc vào ngày 1 ra bên ngoài.
27. Kiêng ăn thịt chó, cá mè
Không nên ăn thịt chó và cá mè. Ảnh: Internet
Trong ngày đầu năm mới, không nên ăn những đồ ăn có tính chất tanh, hôi, nên ăn đồ ăn thanh đạm và sạch sẽ.
73 điều nên làm trong ngày Tết hứng vận may cả năm
1. 'Đầu năm mua muối, cuối năm mua vôi'
Đây là câu cửa miệng của không ít người. Chính vì thế, vào dịp đầu năm, bạn nên mua muối để cả năm có được cuộc sống đậm đà, đủ vị.
Ngoài ra muối cũng là tượng trưng cho sự giàu sang, phú quý, no đủ và dư dả.
2. Nên đi lễ dịp đầu năm
Đi đi chùa ngay dịp lễ đầu năm. Ảnh: Internet
Vào ngày đầu năm, bạn nên đi lễ để có được sự an yên trong tâm tưởng, giúp cả năm luôn được nhẹ nhàng và thoải mái.
3. Mặc đồ mới trong ngày mùng 1
Quần áo mới luôn tượng trưng cho sự mới mẻ, tươi vui. Việc mặc quần áo mới nhằm mục đích mong muốn cho một năm mới luôn được vui vẻ, công việc luôn được phát triển thuận lợi.
4. Nên làm thiện nguyện
Đầu xuân năm mới, nên làm những điều có ích giúp người để khiến bản thân luôn được hoan hỉ. Việc hòa thuận hiếu tình trong gia đình cũng như các thành viên sẽ giúp một năm an yên vui vẻ.
5. Giữ đầu óc thảnh thơi
Dù có chuyện gì thì trong ngày Tết bạn cũng nên giữ cho đầu óc của mình được thảnh thơi, vui vẻ, không tranh cãi hay bất hòa đố kị.
Chính điều này sẽ giúp bạn có được một năm mới an lành, nhẹ nhàng và thoải mái.
6. Thăm mộ Tổ tiên
Thăm mộ tổ tiên được xem là một trong những phong tục truyền thống quý báu của người Việt có từ rất lâu đời.
Cứ đến 23 hay 30 tháng Chạp âm lịch, con cháu trong nhà sẽ sửa sáng và dọn dẹp nhà cửa, đi tảo mộ, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu để ghi nhớ về nguồn cội.
7. Đi chợ Tết mua hoa và để nở đúng dịp Tết
Việc đi chợ Tết mua hoa và để nở đúng vào dịp Tết là một trong những phong tục không thể thiếu mỗi dịp Tết đến xuân về.
Đêm giao thừa nếu hoa trổ bông và có nhiều cánh kép, ba lớp trên đài và mang dáng hình như bông hồng thì gia đình sẽ có nhiều phúc lộ, tài vận.
8. Hái lộc đầu năm
Đây được xem là một trong những nét đẹp trong những ngày Tết Nguyên đán truyền thống.
Sau khi giao thừa diễn ra, nhiều người Việt thường đi chùa để hái một cành lộc nhỏ với ý nghĩa tượng trưng cho sự mang chồi lộc, sinh sôi nảy nở, Bình An và may mắn.
9. Viết 3 điều ước
Một năm đã qua đi, việc tổng kết lại thành quả của năm cũ cũng như viết ra các mục tiêu và thành tựu của năm mới cũng là điều nên làm.
Ngoài việc tiếp thêm động lực, người Trung Quốc còn có phong tục 'khai bút đầu năm' nhằm học hành và thăng tiến.
Do đó, bạn nên viết ra 3 điều ước trong năm mới và gắn lên cây để chúng có thể đua đưa vào thời khắc chuyển giao đêm giao thừa.
10. Chúc Tết
Trong những ngày đầu năm mới, người Việt thường có phong tục đi chục Tết đầu xuân với mong muốn tài lộc, sức khỏe cho họ hàng cũng như những người thân quen của mình.
Đây được xem là một trong những phong tục độc đáo và nét đẹp văn hoa có từ lâu đời được lưu truyền và gìn giữ.
11. Lì xì đầu năm
Tục lì xì đầu năm hay còn có tên gọi khác là tục mừng tuổi được xem là một trong những nét văn hóa đẹp, lâu đời của người Việt.
Ông bà và cha mẹ thường lì xì cho con cháu năm học mới sẽ học hành giỏi giang, ngoan ngoãn.
Trong khi đó con cháu cũng chúc cho ông bà và cha mẹ luôn được mạnh khỏe, sống trường thọ, cả nhà sẽ luôn được hoan hỉ.
Anh em bạn bè cũng chúc nhau năm mới luôn mạnh khỏe, làm ăn thuận lợi và tiền của đầy nhà.
Tiền này không chỉ là cất cho nặng hầu bao mà còn mang ngụ ý cầu chúc cho gia đình một năm mới sung mãn và gặp nhiều may mắn.
** Bài viết mang tính chất tham khảo và chiêm nghiệm.