Vừa qua, Trung Quốc đã tuyên bố rằng họ đã đạt được thỏa thuận với ba nước Đông Nam Á về biển Đông gồm : Lào, Campuchia , Brunei về việc nên giải quyết các vấn đề tranh chấp trên biển Đông thông qua đàm phán song phương. Trước những diễn biến này, liệu ASEAN có còn giữ được tinh thần đoàn kết hay mỗi nước sẽ chỉ chạy theo lợi ích riêng của mình?
Yê cầu "đường lưỡi bò" phi lí của Trung Quốc. Ảnh: Tin mới |
Dưới đây là bài phân tích trên Realclearpolitics :
Ý đồ “chia để trị” của Trung Quốc
Ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với 80% diện tích biển Đông (bao gồn cả hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa), chồng lấn với tuyên bố chủ quyền của 4 trong số 10 nước thành viên Asean. Tiến hành xây dựng, cải tạo, bồi đắp các bãi đá ngầm, các đảo trong khu vực tranh chấp chủ quyền. Trung Quốc đang thể hiện một thái độ hết sức ngang ngược tại biển Đông. Khi bị cộng đồng quốc tế lên tiếng chỉ trích thì Trung Quốc lại tuyên bố “đây là chuyện riêng của Trung Quốc và bên tranh chấp nên họ sẽ tiến hành đàm phán song phương để giải quyết vẫn đề” .
Lý lẽ thiếu sự thuyết phục của Trung Quốc: Trung Quốc quả quyết rằng biển Đông là vấn đề song phương của Trung Quốc và một bên là các nước có tranh chấp. Trong khi ngoài thực tế, đây là tuyến đường biển nhộn nhịp thứ 2 trên Thế giới (chỉ sau eo biển Địa Trung Hải ), biển Đông là con đường giao thương của không chỉ Trung Quốc mà còn là của Việt Nam, Philippines, Malaysia,… với nhiều nước trên thế giới. Khi tuyến hàng hải này bị ảnh hưởng, kéo theo hệ lụy là tất cả các bên có quan hệ thương mại với các nước xung quanh biển Đông đều bị ảnh hưởng nặng nề. Chỉ riêng về khía cạnh kinh tế, đã cho thấy biển Đông không đơn thuần chỉ là vấn đề song phương.
Về mặt chính trị, theo công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển năm 1982, biển Đông có tồn tại vùng biển quốc tế mà không một nước nào có quyền can dự vào sự tự do đi lại tại vùng biển trên. Với tuyên bố của mình, Trung Quốc đã vị phạm công ước và đây không chỉ là vấn đề song phương.
Một ví dụ nữa cho thấy sự bất nhất của Trung Quốc trong tuyên bố và hành động. Trong khi phát biểu với toàn thế giới rằng chỉ muốn tiến hành giải quyết sự việc thông qua đàm phán song phương nhưng Trung Quốc lại không ngừng kêu gọi các quốc gia trung lập, chịu ảnh hưởng của Trung Quốc đứng về phía mình. Thật khó hiểu khi Trung Quốc đàm phán với Lào (một nước không có vùng biển) về vấn đề biển Đông trong khi từ chối bàn về vấn đề này với các nước lớn khác.
Trung Quốc từ né tránh "quốc tế hóa" vấn đề biển Đông. Ảnh: Internet |
Vai trò quan trọng, tầm vóc lợi ích của biển Đông đối với các nước và Trung Quốc là điều mọi người đều nhìn thấy. Với Việt Nam, Philippines và Trung Quốc , biển Đông đóng vai trò sống còn với cả 3 quốc gia không chỉ trong kinh tế mà còn trong quốc phòng. Vì vậy, khổng thể loại bỏ những đòi hỏi “chính đáng” của Trung Quốc trên biển Đông, còn đối với các yêu cầu “phi lý” của họ như đòi chủ quyền đến 80% diện tích biển Đông thì không chỉ đơn thuần là chuyện song phương nữa rồi vì nó ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình quốc tế.
Ý đồ của Trung Quốc khi chỉ muốn đám phán song phương: Có 2 lí do chính khiến Trung Quốc không chấp nhận việc đàm phán đa phương trong vấn đề biển Đông: Thứ nhất, họ thấy và cả thế giới cho thấy quốc tế không ủng hộ những hành động ngang ngược, những yêu cầu vô lí của Trung Quốc tại biển Đông. Thứ hai, khi tách các nước ra để đàm phán song phương, Trung Quốc có thể lợi dụng tối đa vị thế nước lớn của mình so với tất cả các quốc gia đang có tranh chấp trực tiếp để thực hiện “ép” những nước này phải thỏa thuận về một hiệp ước có lợi cho họ.
Trung Quốc tuyên bố đã đạt được thỏa thuận với Lào, Campuchia và Brunei. Ảnh: New China |
Về lí do thứ nhất, chúng ta có thể dễ thấy phản ứng của Trung Quốc đã tức giận ra sao sau khi Philippines kiện nước này ra tòa án Trọng tài quốc tế và khi Tòa án Trọng tài ở The Hague sắp đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc ở Biển Đông, Trung Quốc lại “cuống cuồng” đi lôi kéo các nước khác đứng về phía mình. Phán quyết dự kiến được công bố vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6 và có khả năng có lợi cho phía Philippines. Trung Quốc đã tuyên bố chối bỏ thẩm quyền của Tòa án Trọng tài, khăng khăng chỉ giải quyết tranh chấp song phương và tìm kiếm các đồng minh cùng phản đối phán quyết. Do vậy, Trung Quốc hiểu rằng Quốc tế không ủng hộ mình và nếu đem ra đàm phán đa phương thì chắc chắn họ sẽ “bẽ mặt”.
Về lí do thứ hai, với vị thế của Đông Nam Á hiện đại cùng sợ lớn mạnh của Trung Quốc. Các nước thuộc Đông Nam Á chỉ có hai lựa chọn khả dĩ: hoặc đoàn kết với nhau thành một khối thống nhất để đưa vị thế của toàn bộ Asean lên cao hơn hoặc hợp tác với Trung Quốc. Lựa chọn đầu tiên rất bền vững, nhưng đoàn kết là đôi khi phải hi sinh một số lợi ích vì mục tiêu chung của cả khối, và không phải nước nào cũng có thể dễ dàng chấp nhận điều này.
Đây là điều được Trung Quốc lợi dụng triệt để tại Đông Nam Á trong vấn đề Biển Đông. Trong khi kinh tế của một số nước thuộc Đông Nam Á nhưng có lợi ích không liên quan hoặc ít liên quan trực tiếp tới biển Đông, Trung Quốc đã không ngừng “ve vãn” những nước này bằng những thỏa thuận hỗ trợ về quân sự hay hợp tác kinh tế lớn. Trước lựa chọn đó, nhiều nước khó có thể hi sinh lợi ích của mình để ngả về phía Trung Quốc.
Trung Quốc không muốn một Asean đoàn kết, đúng hơn, Trung Quốc không muốn tồn tại một Asean, thay vào đó là các nước thuộc Asean phải hoàn toàn phụ thuộc vào mình.
Rõ ràng khi đứng riêng lẻ, các nước Asean không thể có cơ hội nào để có thể đòi hỏi một “lợi ích” công bằng với Trung Quốc. Đây là mấu chốt trong chiến thuật đàm phán song phương của Trung Quốc.
Qua đó có thể thấy việc khơi mào cho chia rẽ nội bộ của toàn bộ khối Asean không chỉ là mục tiêu để phục vụ cho tham vọng chiếm toàn bộ Biển Đông của Trung Quốc mà còn phục vụ cho tham vọng bá quyền toàn bộ khu vực Đông Á của Trung Quốc.
Dự đoán về các hành động tương lai
Về khối ASEAN: Theo giới phân tích, trong tương lai gần, chắc chắn các nước ASEAN sẽ không tìm được sự đồng thuận, nhất trí cao trong vấn đề biển Đông. Chắc chắn một số nước sẽ vẫn chạy theo những lợi ích có thể có với Trung Quốc và ủng hộ giải pháp của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông. Đây là sự thực dụng trong chính trị mà tất cả các nước trong ASEAN phải chấp nhận do biển Đông không phải liên quan trực tiếp đến lợi ích của các nước đó trong khi Trung Quốc lại mang lại cho họ những thỏa thuận lớn. Đây là vấn đề có thể xáy ra với bất cứ liên minh nào nếu không được thỏa thuận hợp tác đủ sâu như Liên minh Châu Âu EU.
Về các bước tiếp theo của Trung Quốc:
- Tiếp tục gây chia rẽ các nước trong ASEAN và các nước khác trên thế giới về vấn đề biển Đông
- Tiếp tục các hành động bồi lấp trái phép và thay đổi hiện trạng trên biển Đông
- Tiến tới, Trung Quốc sẽ đơn phương lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên biển Đông
Đây được coi là một chiến lược hết sức khoa học của Trung Quốc về biển Đông. Khi ASEAN và các nước trên thế giới càng chia rẽ, Trung Quốc sẽ càng có được nhiều thời gian để “tranh thủ” bồi đắp trong lúc mập mờ đó. Chưa biết phán quyết của quốc tế sẽ như thế nào, nhưng trong khi vẫn đang tranh cãi về phương pháp để đấu tranh thì ngày qua ngày các cơ sở hạ tầng của Trung Quốc ở biển đông sẽ đượng củng cố mạnh hơn, mở rộng về quy mô ngày đó. Và khi có bất cứ phán quyết chính thức nào được đưa ra thì Trung Quốc sẽ vịn cớ “chuyện đã rồi” cho những hoạt động đã diễn ra của mình. Cho đến giờ có thể khẳng định bước đi này của họ đã thành công.
Trung Quốc muốn thiết lập ADIZ ở biển Đông. Ảnh: Fox News |
Một bước tiếp theo không thể thiếu với Trung Quốc đó là thiết lập vùng nhận dạng phòng không ADIZ trên biển Đông. Điều này là tối quan trọng với Trung Quốc vì 3 lí do: đó giống như một lời tuyên bố của họ, thứ hai vùng nhận dạng phòng không sẽ giúp bảo vệ các căn cứ họ đã xây dựng, bồi đắp trên biển Đông, thứ ba vùng nhận dạng phòng không này sẽ giúp Trung Quốc kiểm soát được mọi hoạt động trên biển Đông đề phòng các nước khác có hành động nào tại biển Đông. Đây được tiên đoán sẽ là hành động “sớm muộn” của Trung Quốc , nhưng sau bài học lập một vùng nhận dạng phòng không ADIZ tương tự trên biển Hoa Đông xung quanh tranh chấp đảo Senkaku/Điều Ngư không được thành công, Trung Quốc sẽ tiến hành thận trọng kế hoạch này trên biển Đông.
Giải pháp nào cho các nước Đông Nam Á?
Trung Quốc vốn được biết đến chiến lược “cây bắp cải” tức “bóc” từng lớp , chia rẽ để tiến hành xử lý. Kèm theo đó là Chính sách ngoại giao “cây gậy và củ cà rốt”. Tranh chấp trên biển Đông vừa rồi Trung Quốc đã vận dụng cả hai chiến lược này song song với các nước Đông Nam Á. Theo giới phân tích nhận định, hiện tại các quốc gia có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông với Trung Quốc chỉ có các lựa chọn sau nếu không muốn rơi vào các yêu cầu chủ quyền phi lý của phía Trung Quốc:
- Chỉnh đốn lại chính sách đoàn kết thống nhất cao của ASEAN để cùng hành động quyết liệt hơn chống lại những phi lý. Điều này giờ đây dường như là không thể khi Trung Quốc đã bắt tay được với một số nước Đông Nam Á.
- Sử dụng đến luật pháp quốc tế. Đây là một con dao hai lưỡi vì thứ nhất, không có gì đảm bảo Trung Quốc sẽ tuân thủ theo phán quyết và chắc chắn họ sẽ tìm các lí lẽ bác bỏ các phán quyết không có lợi cho phía họ. Thứ hai, cả 4 nước đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên biển Đông đều phụ thuộc rất nhiều vào một số hợp tác về kinh tế hay quốc phòng với Trung Quốc, việc lưỡng lự cân nhắc giữa các lợi ích là điều không thể tạo nên được sự quyết đoán trong hành động.
- Xung đột quân sự. Khả năng xảy ra trường hợp này là rất thấp nhưng cũng không thể loại trừ khi mà căng thẳng lên cao.
Ngay từ đầu, ASEAN đã không thể hiện được sự quyết đoán, thống nhất cần thiết trong vấn đề biển Đông do nhiều nguyên nhân. Cho đến giờ này, biện pháp được các nước ASEAN sử dụng vẫn là kiên trì theo con đường ngoại giao. Ngoại trừ Philippines, các nước còn lại không cho thấy được một chiến lược rõ ràng và khi đó, người được hưởng lợi vẫn chỉ là phía Trung Quốc.
Quý Vũ (Tổng hợp)