Mới đây, theo thông tin từ Bệnh viện Đặng Văn Ngữ cho biết, đã tiếp nhận bệnh nhi 23 tháng tuổi đến khám trong tình trạng đi ngoài ra đốt sán, đau bụng quanh rốn, đi ngoài phân lỏng, ăn uống kém.
Sau khi tiếp nhận, các bác sĩ đã chỉ định bệnh nhi làm xét nghiệm và phát hiện có đốt sán dây và trứng sán dây trong phân. Sau điều trị, các bác sĩ đã lấy ra được một con sán dài khoảng 70cm.
Các bác sĩ cho biết, bệnh sán dây do các loài sán dây trưởng thành gồm Taenia saginata, Taenia solium và Taenia asiatica ký sinh trong ruột gây nên. Những đối tượng ăn thịt lợn, thịt bò chưa được chế biến chín, rất dễ ăn phải trứng, nang sán.
Biểu hiện khi mắc bệnh sán dây bao gồm đau bụng, rối loạn tiêu hóa, khó chịu, bứt rứt... Bệnh ấu trùng, phụ thuộc vào vị trí ký sinh của nang sán sẽ có biểu hiện khác nhau, nặng có thể bị động kinh, liệt tay, chân hay liệt nửa người, tăng nhãn áp, giảm thị lực hoặc mù vĩnh viễn...
Để phòng bệnh, người dân không nên ăn ăn thịt bò/lớn tái hoặc chưa nấu chín, tuân thủ nghiêm quy tắc ăn chín uống sôi. Khi có triệu chứng bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế.
Đối với trẻ em, các bậc phụ huynh cần chú ý trong việc dự phòng giun sán như vệ sinh môi trường sống, cho trẻ ăn chín uống sôi, cắt móng tay móng chân cho trẻ, đi giày dép thường xuyên nhất là khi ra khu vực đất cát, không cho trẻ mút tay, mút đồ vật, tẩy giun định kỳ...
>>> XEM THÊM: Hồ Văn Cường lên đời đầy kinh ngạc, con trai trưởng Phi Nhung làm việc thiêng liêng cho các em
Ảnh: Tổng hợp