Những căng thẳng tiếp tục leo thang tại Biển Đông khi Bắc Kinh ngày càng liều lĩnh để thay đổi cơ bản thế cân bằng quyền lực sau khi tòa Trọng tài thường trực ở The Hague ra phán quyết vụ kiện giữa Manila và Bắc Kinh.
Ảnh minh họa: AP |
Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có thể sớm tìm cách thay đổi về cơ bản nguyên trạng tại Biển Đông bằng cách chiếm bãi cại Scarborough trong vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Philippines. Đây là động thái là Washington coi là "lằn ranh đỏ" và hồi tháng 3, Tổng thống Obama từng cảnh báo về "những hậu quả nghiêm trọng" nếu Trung Quốc cố chiếm đất tại đây.
Một bài báo đăng trên tờ SCMP của Hong Kong đã đưa ra nỗi ám ảnh về sự xâm nhập tiềm ẩn khi trích dẫn "một nguồn thạo tin" cho biết chi tiết rằng Bắc Kinh sẽ không chiếm lấy vùng lãnh thổ này trước khi tổ chức thượng đỉnh G-20 vào tháng tới nhưng có thể sẽ bắt đầu các nô lực xây dựng trên đảo này từ giữa tháng 9 tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11.
Nguồn tin cho rằng Bắc Kinh có thể tận dụng lợi thế từ những rắc rối trong nước mà Tổng thống Obama phải đối mặt trong mùa bầu cử. "Ông Obama sẽ tập trung vào các vấn đề trong nước trước thềm cuộc bầu cử khi ông cần để lại những di sản trước khi rời khỏi nhiệm sở", nguồn tin nói. "Điều đó có thể khiến ông ấy bận rộn và không có thời gian để ý đến các vấn đề an ninh khu vực".
Các nhà phân tích an ninh cũng nhìn ra động thái tiềm ẩn này như một cách để Trung Quốc chống lại phán quyết gần đây của tòa trọng tài ở The Hague và vô hiệu hóa một cách hiệu quả bất cứ yêu sách nào đối với vùng biển quan trọng này. Phán quyết được đưa ra sau khi Philippines đơn phương nhờ tòa phân xử. Quyết định của tòa cũng chống lại yêu sách của Trung Quốc đối với khu vực có bãi cạn Scarborough.
Biển Đông là nơi chứa hơn 40% thương mại tàu thuyền của thế giới và cũng sở hữu một trong những mỏ dầu, khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới. Chính vì thế mà Trung Quốc kịch liệt phản đối phán quyết của tòa bởi nó có tác động tiêu cực đến kinh tế của Bắc Kinh trong nhiều năm tới.
Áp lực từ cộng đồng quốc tế yêu cầu rút khỏi vùng biển theo phán quyết của tòa đã khiến Chủ tịch Tập Cận Bình kêu gọi một liên minh với Nga để tạo thành một "Trật tự Thế giới mới" khiến NATO "bất lực" như trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 95 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc 2 tuần trước.
Nguồn tin tin rằng có thể tồn tại khả năng Trung Quốc tránh khai hoang bãi cại Scarborough hoặc dùng bất cứ hành động khiêu khích tương tự trong bối cảnh Philippines đã bày tỏ sự cởi mở để tìm cách giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Bãi cạn Scarborough nằm cách bời biển Philippines 230 km, là nơi mà cả Manila, Bắc Kinh và Đài Bắc có yêu sách chồng lấn. Năm 2012, các tàu hải cảnh Trung Quốc đã chiếm quyền kiểm soát khu vực này sau vụ đụng độ với tàu Philippines.
Bảo Linh (Sputnik)