Tin mới

Báo TQ: 7 yếu tố lợi thế và lẽ phải của Việt Nam trong vấn đề Biển Đông

Thứ hai, 14/07/2014, 15:46 (GMT+7)

Mới đây, cổng thông tin điện tử Hexun của Trung Quốc có bài viết nêu ra 7 yếu tố lợi thế và lẽ phải của Việt Nam trước Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông để chứng minh rằng, nếu Trung Quốc có hành động gây sự thì chỉ chuốc thiệt.

Mới đây, cổng thông tin điện tử Hexun của Trung Quốc có bài viết nêu ra 7 yếu tố lợi thế và lẽ phải của Việt Nam trước Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông để chứng minh rằng, nếu Trung Quốc có hành động gây sự thì chỉ chuốc thiệt.

 

Mở đầu, tờ Hexun đã điểm qua những phát ngôn và hành động mạnh mẽ của các nhà lãnh đạo Việt Nam như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và còn “cẩn thận” trích dẫn những phát ngôn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong cuộc tiếp xúc cử tri hôm 1/7 vừa qua.

“Điều này cho thấy lập trường của các nhà lãnh đạo Việt Nam trong vấn đề chủ quyền đối với Biển Đông và đặc biệt là với hai quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa là rất cứng rắn”, tờ Hexun bình luận.

Hexun nêu ý kiến cho rằng, hành động cố tình tạo ra căng thẳng và gây rối ở Biển Đông hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc. Bên cạnh các “đối thủ của Trung Quốc” như Mỹ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác thì các nước Đông Nam Á cũng đã có nhiều hành động biểu thị sự đoàn kết và ủng hộ Việt Nam kể từ sau sự kiện ngày 2/5 (Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam). Thậm chí, ngay cả Campuchia - quốc gia thường thể hiện lập trường “trung lập”, gần đây cũng đã lên tiếng ủng hộ Việt Nam.

Hexun nêu ý kiến cho rằng, hành động cố tình tạo ra căng thẳng và gây rối ở Biển Đông hoàn toàn không có lợi cho sự phát triển của Trung Quốc

Bài báo đã nêu ra 7 luận điểm để chứng minh rằng hành động gây sự trên Biển Đông sẽ chỉ mang lại sự thiệt hại to lớn đối với Trung Quốc.

Thứ nhất, các nhà lãnh đạo Việt Nam đã tuyên bố rằng, chủ quyền của Việt Nam không có chỗ cho sự thỏa hiệp với Trung Quốc. Cho đến nay Trung Quốc là nước có tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp đối với gần như toàn bộ vùng Biển Đông, các nước như Philippines, Brunei, Malaysia, Indonesia tuyên bố chủ quyền đối với một số phần trên Biển Đông, còn Việt Nam tuyên bố chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Thứ hai, Việt Nam thông qua việc hợp tác khai thác dầu khí với Nga và các nước phương Tây để nỗ lực thăm dò và khai thác dầu khí trên Biển Đông. Sản lượng khai thác dầu khí trên Biển Đông của Việt Nam khoảng 18 triệu tấn mỗi năm, một số lượng lớn khí đốt cũng như việc phát triển và sử dụng các sản phẩm từ dầu khí cùng với việc trong những thập kỷ gần đây Việt Nam có sự phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, điều đó đã cho phép Việt Nam có khả năng mua một số lượng lớn các loại trang thiết bị vũ khí tiên tiến từ Nga và Pháp, liệu Trung Quốc có thể còn coi thường Việt Nam?

Thứ ba, trong ba hoặc bốn thập kỷ qua, thông qua việc hợp tác khai thác dầu khí với các nước khác, Việt Nam đã biến tình hình Biển Đông thành một khối vững chắc cùng chung lợi ích - "cộng đồng kinh tế". Các cường quốc thế giới như Nga, Mỹ, khối các nước châu Âu, Nhật Bản, Australia và thậm chí cả Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore, cùng với Việt Nam đã hình thành nên một cộng đồng cùng chung lợi ích và khi có bất ổn sẽ cũng mất đi lợi ích. Như vậy, Việt Nam đã tạo nên một luật chơi, do đó đối với tình hình Biển Đông, Việt Nam không có gì phải lo sợ cả.

Giàn khoan Hải Dương 981 mà Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam

Thứ tư, Hoa Kỳ đang thực hiện những nỗ lực một cách mạnh mẽ của Chính sách tái cân bằng khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Đây cũng là lúc mà vai trò và vị trí của Việt Nam được coi là hết sức quan trọng và Việt Nam sẽ hết sức khéo léo tận dụng thời cơ này.

Thứ năm, trên Biển Đông, Việt Nam là nước có sự kiểm soát quần đảo Trường Sa một cách lâu đời và gần như đầy đủ nhất, Việt Nam đã tích cực khẳng định chủ quyền đối với không chỉ quần đảo Hoàng Sa mà ở Trường Sa, Việt Nam đã đề phòng sự tấn công của Trung Quốc và gia cố các hệ thống phòng thủ đảo, nhằm củng cố một cách vững chắc chủ quyền và an ninh quốc gia Việt Nam. Thậm chí trong tương lai Việt Nam sẽ yêu cầu Trung Quốc từ bỏ những tuyên bố của họ tại đây.

Thứ sáu, trong nhiều năm qua Việt Nam còn nhập khẩu từ Nga và Pháp một số lượng lớn các trang thiết bị vũ khí tiên tiến, như việc đặt mua của Nga sáu tàu ngầm lớp Kilo 636, nhờ Ấn Độ đào tạo các kíp thủy thủ vận hành tàu ngầm. Ngay sau khi có tàu ngầm, Việt Nam có thể hình thành ngay một lực lượng chiến đấu. Đây là một quyết định sáng suốt của các lãnh đạo Việt Nam vì họ đã nhận định được điểm yếu hiện nay của hải quân Trung Quốc là khả năng chống ngầm yếu. Khả năng chẩn đoán chính xác giúp Hà Nội đưa ra được những kế hoạch chiến lược phù hợp.

Thứ bảy, Việt Nam là một quốc gia có khả năng huy động được một cách triệt để nguồn lực sức mạnh của toàn Đảng, toàn Quân và toàn Dân một khi đất nước có chiến tranh. Hơn nữa Việt Nam là đất nước có một lịch sử hùng tráng trong các cuộc đấu tranh chống xâm lược, gần đây nhất là đánh Pháp, Nhật, Mỹ và Trung Quốc.

Tàu hải giám Trung Quốc hung hăng dùng vòi rồng tấn công tàu cảnh sát biển Việt Nam

Đó là những yếu tố mà Trung Quốc không thể đánh giá thấp.

Bài báo viết tiếp: Điều đáng chú ý, trong tranh chấp Biển Đông hiện nay giữa Trung Quốc và Việt Nam, thì Trung Quốc không có được "thiên thời" khi tình hình quốc tế không có lợi cho các hành động của Trung Quốc. Ngoài Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước phương Tây khác phản đối, có một số báo nước ngoài đã cho rằng Nga đang đứng cạnh Việt Nam và điều đó là không thể nhầm lẫn.

Không những thế, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và các nước châu Á khác đang chuẩn bị có những phản ứng cứng rắn hơn đối với Trung Quốc, không chỉ Myanmar và ngay cả Campuchia, một đồng minh lâu đời của Trung Quốc, cũng đã lên tiếng thể hiện lập trường phản đối Trung Quốc và hỗ trợ Việt Nam.

Tóm lại, nếu Trung Quốc tập trung cuộc chơi chiến lược trên Biển Đông với Việt Nam thì sẽ không chỉ không được gì mà còn thiệt hai nặng nề.

 

Theo Chinhphu.vn

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news