Tin mới

Chuyện chiếc máy bay riêng hơn trăm tỉ của bầu Đức

Thứ năm, 16/10/2014, 15:09 (GMT+7)

Việc doanh nhân thế giới sắm\nmáy bay riêng không còn là chuyện lạ nhưng ở Việt Nam đây lại là chuyện hiếm và\nbầu Đức chính là người đột phá khi ông sắm chiếc máy bay riêng Beechcraft King\nAir 350, với giá trị lên tới hơn 7 triệu USD...

Việc doanh nhân thế giới sắm máy bay riêng không còn là chuyện lạ nhưng ở Việt Nam đây lại là chuyện hiếm và bầu Đức chính là người đột phá khi là người đầu tiên sắm chiếc máy bay riêng Beechcraft King Air 350 có giá trị lên tới hơn 7 triệu USD...

 

Mới đây, bầu Đức đã quyết định sẽ đưa đội tuyển U19 xuống Cần Thơ thi đấu bằng máy bay riêng. Những việc làm của ông cho thấy ông là một ông Bầu tận tụy với những "đứa con" của mình.

Còn với chiếc máy bay riêng, với bầu Đức, đó là cả một câu chuyện dài, là một giấc mơ đã được ông ấp ủ từ 40 năm trước, trước khi ông quyết định mua ở thời điểm năm 2008.

Tại thời điểm bầu Đức mua chiếc Beech King Air 350 vào giữa năm 2008, rất nhiều những lời bàn ra tán vào. Người đồng tình thì cho rằng máy bay sẽ giúp vị doanh nhân tiết kiệm thời gian đi lại  Thế nhưng, không ít ý kiến khác lại nói Bầu Đức chơi ngông khi bỏ ra hơn 7 triệu USD chưa kể chi phí thuê phi công, sân đỗ, thuế phí... cho máy bay mà chưa biết hiệu quả công việc đến đâu.

Tuy nhiên, với bầu Đức, ông không hề giấu giếm đó là mơ ước mà ông đã ấp ủ 40 năm qua. Việc ông mua máy bay riêng không hẳn chỉ để thực hiện ước mơ của mình mà còn để phục vụ công việc. Ông không muốn bị cản trở từ công việc đến vấn đề giải trí, kinh doanh hay làm bóng đá. Vì thời gian đối với một doanh nhân như ông là Vàng, mất Vàng là mất cơ hội.

Ông kể, một lần, ông đang đi công tác từ Pleiku vào TPHCM, giữa đường máy bay trục trặc đành phải quay lại Gia Lai. Thế là ông mất đi một cơ hội làm ăn dù chỉ vì lý do khách quan. Hay một lần, vì quá gấp rút ký hợp đồng kinh doanh, ông thuê hẳn một chiếc máy bay (taxi) với chi phí cao ngất chỉ với hơn 1 giờ đồng hồ bay. Hay những lần vì không có chuyến bay hoặc chuyến bay trễ, ông đã phải bỏ lỡ những trận thư hùng sống còn của HA-GL nên thường tuyên bố: “Tôi sẽ mua máy bay để đi xem bóng đá”. Và rồi ông đã mua thật.

Ngoài ra, chiếc máy bay riêng cũng giúp ông và người thân giải quyết tốt những sự việc tưởng chừng như vô vàn khó khăn. Ví như cách đây 3 năm, em dâu ông bệnh nặng thập tử nhất sinh và bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy đã khuyên gia đình nên chở về nhà. Không cam lòng, ông Đức thuê hẳn một chuyên cơ đưa người em dâu sang Singapore hòng tìm cơ hội cuối cùng khi phía Singapore cam đoan chữa thành công. Nhờ chuyến bay kịp thời này và khả năng chữa trị của phía bạn, em dâu ông sau đó được cứu sống.

Nội thất chiếc máy bay của bầu Đức

Điều đặc biệt, phi công lái máy bay cho bầu Đức chính là anh hùng phi công Nguyễn Thành Trung. Ông Trung nguyên là Phó tổng giám đốc Vietnam Arlines, là người từng lái máy bay F5E ném bom Dinh Độc Lập vào ngày 8/4/1975. Ông Trung đã sang Mỹ học đổi bằng lái trong hai tuần và sau đó trở về chính thức trở thành phi công cho bầu Đức.

Phi công lái máy bay riêng của bầu Đức chính là nguyên Phó tổng giám đốc VNA Nguyễn Thành Trung cùng với một phi công người Mỹ

Ông Nguyễn Thành Trung vốn được bầu Đức ngưỡng mộ từ thời nhỏ, khi nghe tin ông Trung nghỉ hưu, bầu Đức đã tìm mọi cách mời cho bằng được ông về làm phi công. Cũng phải mất gần 2 tháng trời thuyết phục, ông Trung mới nhận lời.

Ông Bầu hết lòng với bóng đá Việt Nam

Sau các cuộc thư hùng của U19 Việt Nam gần đây trên đấu trường quốc tế, hẳn không còn ai có thể phủ nhận tấm lòng rộng lớn của bầu Đức dành cho nền bóng đá nước nhà.Và bầu Đức cũng rất biết cách kết hợp giữa bóng đá và kinh doanh để ... sinh lãi.

Bầu Đức từng công bố chuyện người ta làm bóng đá là chi tiền ra nhưng riêng ông thì bóng đá mang lại cho doanh nghiệp Hoàng Anh Gia Lai lợi nhuận lớn. Ông đã chứng minh “doanh số của Hoàng Anh trước khi có đội bóng là 500 tỷ đồng/năm và kể từ khi có đội bóng nó tăng lũy tiến đều, đến hơn 1.000 tỷ đồng/năm rồi. Chi phí cho phép quảng cáo hơn 10% tôi sử dụng vào việc trả lương cho cầu thủ”.

Ông cũng từng hùng hồn tuyên bố mua 20% cổ phần CLB bóng đá Arsenal nhưng vì chưa phải lúc chứ không phải không mua nổi. Như hồi tháng 10/2008, Giám đốc học viện Arsenal toàn cầu đến Việt Nam kiểm tra định kỳ các cầu thủ nhí ở Gia Lai, ông Đức đã cho chiếc Beechcraft King Air 350 của mình đón ông Giám đốc từ TPHCM lên thẳng Pleiku mà không cần chờ đợi mệt mỏi.

Đó cũng là một cách, ông chứng minh cho đối tác, cho thế giới biết, Việt Nam cũng không hề thua kém bất kỳ quốc gia nào về sự tiện ích và tài chính. Theo bầu Đức công khai, tổng tài sản của Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai ước tính khoảng 1 tỷ USD vào cuối năm 2007.

Đến tháng 12/2008, chỉ riêng 55% cổ phần Hoàng Anh Gia Lai Group mà bầu Đức nắm giữ cũng đã có giá 6.000 tỷ đồng. Chính vì vậy, không mấy khó khăn để bầu Đức mua máy bay riêng cho mình và cũng là để phục vụ cho công ty. “Cái quan trọng không phải vì nhiều tiền nên mua máy bay, mà để phục vụ công tác thuận lợi và sẽ làm ra tiền nhiều hơn”, ông Đức nói.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2014 mới đây nhất, với chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 972 tỷ đồng. Khoản lãi bất ngờ này giúp doanh nghiệp của ông vượt chỉ tiêu lợi nhuận cả năm sau 9 tháng kinh doanh.

Khoản lợi nhuận bất thường này có nguồn gốc từ việc bầu Đức chào bán cổ phần công ty con là HAGL Land (có dự án khu phức hợp tại Yangon, Myanmar). Theo kế hoạch, hạch toán lợi nhuận của đợt phát hành này sẽ chia thành hai lần, lần đầu dự kiến thu về 1.100 tỷ đồng, tương ứng công ty mẹ ghi nhận gần 750 tỷ đồng vào lợi nhuận sau thuế.

Theo Bảo An (Tổng hợp) /Người đưa tin

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news