Thiếu niên 17 tuổi người Anh đã bị mù và điếc một phần sau khi duy trì ăn khoai tây chiên, xúc xích, snack khoai thái lát trong 10 năm. Với chế độ ăn như vậy, thiếu niên này đã mắc phải căn bệnh mà thường chỉ thấy ở trẻ em thuộc thế giới thứ 3 bị đói ăn, suy dinh dưỡng.
Cậu bé được xem là trường hợp đầu tiên bị mắc bệnh này tại Anh. Theo đó, cậu chỉ ăn khoai tây chiên, Pringles (một thương hiệu snack khoai tây thái lát), xúc xích, giăm bông chế biến sẵn và bánh mì trắng từ thời tiểu học và không thích ăn rau quả.
Tiến sĩ Denize Atan, hiện làm việc cho Bệnh viện Đại học Bristol NHS Foundation Trust, đã viết về trường hợp của cậu bé này. Ông nói: "Cậu bé ăn khoai tây chiên hàng ngày mua ở cửa hàng 'fish and chip' (một món ăn truyền thống của Anh là cá tẩm bột chiên và khoai tây bỏ lò) địa phương, snack của Pringles, bánh mì trắng, giăm bông chế biến và xúc xích".
Pringles là một phần chính trong chế độ ăn của thiếu niên này. Ảnh: Getty
Việc thiếu vitamin trầm trọng đã khiến cậu bé bị hỏng dây thần kinh thị giác kết nối mắt với não. Cậu bé bị mắc một căn bệnh có tên thần kinh thị giác do dinh dưỡng (NON). Bệnh này thường chỉ có ở những nước tiếp cận thực phẩm bị hạn chế.
Tiến sĩ Atan nói rằng việc chàng trai trẻ bị mù là do đồ ăn vặt. Cậu ấy cũng bị một ăn bệnh ăn uống hiếm gặp gọi là rối loạn ăn uống hạn chế, gọi tắt là AFRID. Người mắc bệnh này sẽ trở nên nhạy cảm với hương vị, kết cấu, mùi hoặc vẻ ngoài của một số loại đồ ăn nhất định. Một số người chỉ có thể ăn thức ăn ở một nhiệt độ nhất định.
Ngoài bị mù, bệnh nhân trẻ tuổi đến từ West Country còn đang suy giảm thính lực, suy yếu xương.
Khoai tây chiên cũng là một trong những nguyê nhân khiến cậu bé đổ bệnh. Ảnh: Getty
Ăn quá nhiều đường và carbohydrate trong thực phẩm chế biến sẵn có thể gây hỏng tai. Tiến sĩ Atan cho biết: "Các loại bệnh đã không được chẩn đoán trong vài năm".
Cậu bé bị mù khi 17 tuổi khiến các chuyên gia tại Viện mắt Bristol hoang mang. Trong khi NON có thể truyền đi giữa các thành viên trong gia đình thì người ta lại không tìm thấy dấu hiệu di truyền ở cậu bé này. Tuy nhiên, việc bị thiếu vitamin B12 (một loại vitamin có trong nội tạng, trứng, cá và sữa) khiến các bác sĩ phải tiến hành điều tra thêm về chế độ ăn của cậu.
Sau khi loại trừ nguyên nhân uống rượu, hút thuốc, dùng ma túy, cân nặng và chỉ số BMI của cậu bé cũng bình thường, các bã sĩ đã chỉ ra chế độ ăn có thể là lý do gây ra bệnh.
Cuối cùng, bác sĩ nhận định chế độ ăn chính là nguyên nhân đứng sau việc thiếu niên này bị mù. Ảnh: Getty
Tiến sĩ Atan nói: "Tuy nhiên, bệnh nhân thú nhận là từ khi học tiểu học, cậu đã không ăn một số loại thực phẩm nhất định". Cậu được gia đình đưa đến gặp bác sĩ 3 năm trước, khi 14 tuổi vì than mệt mỏi. Ngoài việc bị nói là "khảnh ăn", cậu bé vẫn khỏe mạnh và không dùng thuốc.
Các xét nghiệm cho thấy mức B12 trong máu thấp dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Vì vậy, cậu bé được tiêm vitamin và tư vấn chế độ ăn uống. Nhưng khi sang đến tuổi 15, thính giác và thị lực của thiếu niên này bắt đầu bị ảnh hưởng. Sau 2 năm suy giảm dần, thị lực của cậu bé chỉ là 20/200, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh NON. Thị lực bình thường là 20/20, nghĩa là bạn có thể đọc được bảng kiểm tra thị lực ở khoảng cách 6m. Thị lực từ 20/200 đổ lên đã bị coi là mù.