Tin mới

Biển Đông có gây khó dễ cho "Con đường tơ lụa" mới của Trung Quốc ?

Thứ năm, 18/08/2016, 14:24 (GMT+7)

Thương mại đòi hỏi sự tin tưởng, mà sự tin tưởng được xây dựng trên nguyên tắc của pháp luật. Vậy thì liệu rằng Biển Đông có gây khó dễ cho "Con đường tơ lụa" mới của Trung Quốc?

Thương mại đòi hỏi sự tin tưởng, mà sự tin tưởng được xây dựng trên nguyên tắc của pháp luật. Vậy thì liệu rằng Biển Đông có gây khó dễ cho "Con đường tơ lụa" mới của Trung Quốc?

Các container tàu Trung Quốc tại Oakland, California. Ảnh: Flickr/Jed Sullivan

Phản ứng của các quan chức Trung Quốc đối với phán quyết của Tòa trọng tài Thường trực ở The Hague (PCA) hồi tháng trước đối với vụ kiện Biển Đông có thể có những tác động rất lớn đối với "Con đường Tơ lụa" của Trung Quốc - sáng kiến kinh tế được Trung Quốc coi là ưu tiên quốc gia hàng đầu.

Được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra vào năm 2013, dự án "Một vành đai, Một con đường" (OBOR) là mạng lưới thương mại và cơ sở hạ tầng, bao gồm Vành đai Kinh tế Tơ lụaCon đường Tơ lụa trên biển. Cả 2 sẽ kết nối Trung Quốc với châu Á, châu Phi, Trung Đông và châu Âu. Sáng kiến này có tầm quan trọng đáng kể đối với các mục tiêu pháp triển kinh tế khu vực và quốc gia của Trung Quốc. Theo hãng thông tấn chính thức của Trung Quốc, tại thời điểm khi mà kinh tế nước này "tiết chế trong quá trình chuyển đổi", các tỉnh phía đông Trung Quốc "phấn đấu cho những tiến bộ mới", còn các tỉnh phía tây thì đang trong "nhu cầu cấp bách" phải giữ cán cân kinh tế của mình, sáng kiến OBOR sẽ giải quyết "sự phát triển không cân đối giữa phía hai phía đông, tây". Như vậy, trong khi được chào mời là mang lại lợi ích kinh tế cho các nước tham gia, OBOR cũng là nền tảng mới mà qua đó, Trung Quốc sẽ thúc đẩy nền kinh tế của mình phát triển tiến lên phía trước.

Do tầm quan trọng của dự án “Con đường tơ lụa đối” với Trung Quốc, Bắc Kinh cần phải phản ứng một cách thận trọng đối với phán quyết của tòa quốc tế về Biển Đông. Nếu không, đây có thể được xem như một phép thử về cách họ giải quyết tranh chấp tiềm ẩn trong tương lai.

Ngày 12/7/2016, PCA đưa ra phán quyết ủng hộ Philippines trong tranh chấp hàng hải với Trung Quốc tại Biển Đông. Bắc Kinh đã nghi ngờ tòa án và tuyên bố không chấp nhận cũng như không tham gia vào quá trình phân xử. Đến lượt mình, PCA trích dẫn Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) khẳng định rằng Trung Quốc - đã ký kết UNCLOS - chịu ràng buộc bởi phán quyết này.

Trong khi Trung Quốc quyết định phải làm gì tiếp theo, một vài nước đang nín thở chờ đợi. Các nước tham gia vào OBOR, các nước còn đang gặp rào cản đối với mục đích của OBOR, những nước xem xét gia nhập trong tương lai hay những nước có liên quan đến các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng với Trung Quốc, có liên quan nhưng không tham gia OBOR sẽ chờ xem những động thái tiếp theo của Trung Quốc một cách cẩn thận. Việc phát triển sáng kiến “Con đường tơ lụa” sẽ đòi hỏi sự hiện diện tại một vài nước, một số châu lục và mở rộng sang một số cơ quan biển quốc tế khác nhau. Bản thân Biển Đông là một tuyến đường biển lớn và sẽ kết hợp các phân đoạn của Con đường Tơ lụa trên biển. Các đối tác thương mại của Trung Quốc có thể không sẵn lòng tham gia vào một thỏa thuận phức tạp như vậy với một đối tác không tuân theo phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế.

Giám đốc chương trình "Một vành đai, Một con đường" của ĐH Oxford, Giáo sư Denis Galligan, nhấn mạnh rằng "một cam kết xuyên biên giới lớn như  OBOR sẽ đòi hỏi những cáu trúc pháp lý có hteer giải quyết các vấn đề phức tạp ở hàng loạt lĩnh vực như thương mại, tài chính, đầu tư, ngân hàng, chứng khoán, hàng hải, vận tải, cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng và giải quyết tranh chấp quốc tế".

Khi xảy ra tranh chấp, tất cả các biện pháp khác - bao gồm cả các cuộc đàm phán song phương, hòa giải, các thể chế trọng tài địa phương hoặc quốc gia - thất bại thì hầu hết các vụ việc sẽ được đưa ra tòa quốc tế để giải quyết. Điều đó có nghĩa là các đối tác thương mại của Trung Quốc muốn đảm bảo Bắc Kinh không do dự chấp nhận những phán quyết như vậy. Ngoài ra, vì sáng kiến OBOR là một dự án dài hạn, ước tính mất khoảng 40 năm, sự đảm bảo thông qua các hợp đồng, các thỏa thuận sẽ có trọng lượng lớn hơn cho tất cả các bên liên quan.

Với tai tiếng liên quan tới quy định pháp luật bị đe dọa, cách xử lý của Trung Quốc đối với phán quyết  của tòa quốc tế về trước mắt là cách tốt nhất. Việc bỏ qua phán quyết của tòa hoàn toàn có thể gây nghi ngờ, leo thang tranh chấp và khiến các bên liên quan khác không nên can dự vào. Mặt khác, việc công nhận sự bất khả xâm phạm của các hiệp định quốc tế sẽ giúp Trung Quốc phát triển các cơ hội đầu tư và thương mại thuận lợi. Phản ứng của Trung Quốc đối với phán quyết là phép thử tạo ra cơ hội để chứng minh rằng họ là đối tác đáng tin trong Con đường Tơ lụa mới, một trong những cam kết dựa trên Chính sách "đôi bên cùng có lợi", tuân thủ luật pháp.

Bảo Linh (National Interest)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news