Tin mới

Bloomberg: TQ đang biến Trường Sa thành “Dubai nhái” ở biển Đông

Thứ năm, 12/06/2014, 15:48 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Theo\ntrang Blommberg, cát, xi măng, gỗ  và sắt\nthép là những phương tiện vận chuyển mới nhất mà Trung Quốc sử dụng để xây dựng\ncông trình trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) nhằm tìm cách\nlấn chiếm Biển Đông.

(Tinmoi.vn) Theo trang Blommberg, cát, xi măng, gỗ và sắt thép là những phương tiện vận chuyển mới nhất mà Trung Quốc sử dụng để xây dựng công trình trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) nhằm tìm cách lấn chiếm Biển Đông.

Bloomberg: Trung Quốc đang biến Trường Sa thành Dubai nhái ở biển Đô

Trung Quốc đang tìm cách xây dựng công trình trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam) nhằm tìm cách lấn chiếm Biển Đông.

Các tàu của Trung Quốc đang tuần hoàn chở các vật liệu xây dựng trong vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, triển khai kiến tạo nên các hòn đảo mới nhô lên từ biển, theo các ngư dân Philippines và các quan chức địa phương cho hay. Họ nói rằng, những động thái này của Trung Quốc gợi nhớ lại tuyên bố lãnh thổ về khu nghỉ dưỡng Palm của Dubai.

Ngày 28/5, ông Eugenio Bito-onon, 58 tuổi, thị trưởng của một dải dất kéo dài của quần đảo Trường Sa gọi là Kalayaan – “Tự do” có dân cư thưa thớt cho biết: “Họ đang xây dựng các hòn đảo nhân tạo chưa từng xuất hiện trên thế giới, tương tự ở Dubai. Công trình có quy mô lớn và vẫn đang tiếp tục được tiến hành. Điều này là nhằm kiểm soát toàn bộ biển Đông."

Các hòn đảo nhân tạo sẽ giúp Trung Quốc củng cố tuyên bố về lãnh thổ và tạo điều kiện phát triển các căn cứ trên biển để có thể kiểm soát các vùng nước chứa các tuyến hàng hải đông đúc nhất trên thế giới. Trung Quốc tuyên bố khu vực này thuộc bản đồ “đường 9 đoạn” từ thập niên 1940, và đã chiếm đóng trái phép Bãi Scarborough từ Philippines từ năm 2012. Vào tháng trước, Trung Quốc lại đặt giàn khoan vào thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Ông Richard Javad Heydaria, giảng viên khoa học chính trị tại đại học Ateneo de Manila nói: “Mục đích cuối cùng của Trung Quốc là nếu không được công nhận hợp pháp thì phải kiểm soát được vùng biển lân cận – phía Tây Thái Bình Dương trên thực tế. Câu hỏi duy nhất là nếu Trung Quốc đạt được điều đó thì điều gì sẽ xảy ra? Và Trung Quốc sẽ tiến hành ra sao? Có sử dụng các biện pháp cưỡng chế đối với những nước có cùng tuyên bố chủ quyền hay không?

Quần đảo Trường Sa

Quần đảo Trường Sa là một tập hợp gồm hơn 100 đảo nhỏ hay các rặng đá ngầm đánh dấu vùng biển phía Nam của biển Đông.

Các đảo và rặng đá này bao phủ gần 5 kilometers vuông đất liền, lan rộng trên một khu vực gần bằng diện tích của Iraq. Đây là khu vực hoạt động ngư nghiệp như đánh bắt cá ngừ, cá thu, mực, bạch tuộc, rùa biển và có thể chứa đựng trữ lượng lớn lớp trầm tích dầu và khí đốt.

Vào tháng Hai năm 2013, báo cáo của công ty Thông tin năng lượng Mỹ dự đoán, có khoảng 11 tỷ thùng dự trữ dầu thô và 190 mét khối dự trữ khí đốt ở biển Đông rộng lớn này.

Tuyên bố của Trung Quốc

Trung Quốc đơn phương gọi quần đảo này là Nansha (Nam Sa)-thuộc lãnh thổ Trung Quốc, theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi phát biểu vào ngày 6/6. Ông nói: “Trung Quốc tiến hành bất cứ việc gì trên các đảo, hay các đảo san hô đều thuộc chủ quyền của nước họ, Philippines không có quyền làm gì các đảo này.”

Bộ Quốc phòng nước này cho biết vào tháng Năm khi họ phát hiện ra một chiếc tàu lớn chở cát gần đó: Trung Quốc đã cải tạo Bãi đá Gạc Ma cách Bãi cạn Scarborough khoảng 385 hải lý, bắt đầu vào tháng Hai. Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin nói vào ngày 15/5: “Chúng tôi gần như chắc chắn đó sẽ là một căn cứ.”

Philippines đã chú ý các hoạt động xung quanh hai rặng đá Gaven và Cuarteron, mà Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói vào ngày 5/6: “Chúng tôi một lần nữa phải lo lắng, dường như họ đang leo thang các động thái cũng như tăng cường hoạt động tàu thuyền.”

Tìm cách sở hữu các quần đảo với đường băng có thể trợ giúp cho Trung Quốc nếu họ tìm cách tái tạo lại vùng nhận diện phòng không trên biển Đông về phía Nam. Vào tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đã đơn phương tuyên bố vùng phòng không phía trên các đảo tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản.

Richard Bitzinger, một chuyên viên Trường S. Rajaratnam tại Học viện quốc tế tại ở Singapore cho hay: “Nếu bạn muốn làm chủ một vùng ADIZ, đưa nó vào hiệu lực, bạn cần các máy bay, và chúng có thể xuất phát từ các căn cứ ở đảo Phú Lâm (Woody) và đảo Hải Nam (Hainan), hay từ một tàu sân bay mà Trung Quốc đã tung ra vào năm 2012.”

Đây có thể được sử dụng làm khuôn mẫu cho vụ đặt giàn khoan trái phép vào vùng biển thuộc chủ quyền Việt Nam, đâm hư và tấn công làm thiệt hại các tàu của Việt Nam.

Nguyễn Thị Thái Thông, phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết trong email ngày 10/6: “Tất cả hành động đơn phương của nước ngoài nhằm thay đổi hiện trạng khu vực là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam.” Về Quần đảo Trường Sa, Việt Nam khẳng định tuyên bố chủ quyền đối với khu vực này.

“Hiện diện trên không”

Ông Rory Medcalf, Giám đốc của Chương trình an ninh quốc tế về Chính sách quốc tế tại Học viện Lowy ở Sydney nói: “Trung Quốc đang triển khai hiện diện trên không ở biển Đông với sự xuất hiện các máy bay được cho là đang hỗ trợ đội tàu nhỏ của Trung Quốc hộ tống chiếc giàn khoan đặt ngoài khơi bờ biển Việt Nam.”

Các tàu Trung Quốc đã dỡ ra nhiều bao xi măng và hàng chồng gỗ và sắt thép gần Rặng Johnson từ giữa tháng Năm, theo ngư dân Pasi Abdulpata nhận được một cuộc gọi từ một trong 40 ngư dân trên hai chiếc tàu tại khu vực này vào cùng thời điểm cho biết.

“Hút cát”

Tháng 10 năm ngoái, ông Abdulpata đang đánh bắt cá ở miền Bắc quần đảo Trường sa gần đảo Parola thì đụng độ với các tàu Trung Quốc. Ông cho hay: “Chiếc tàu Trung Quốc khổng lồ đang hút cát và đá từ dưới đáy đại dương và hút sang một bên thông qua một đường ống dẫn.”

Việc xây dựng công trình trên Bãi đá Gạc Ma đã vi phạm Hiệp ước năm 2002 giữa Trung Quốc và Hiêp hội các nước ASEAN. Tuyên bố về nguyên tắc ứng xử yêu cầu các bên kiềm chế “không tiến hành đưa người đến sinh sống trên những hòn đảo, rặng đá, bãi ngầm”, Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng tuyên bố này, bà Thông cho hay.

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về vấn đề châu Á Thái Bình Dương Daniel Russel nói: “Có rất nhiều báo cáo về những hoạt động đang diễn ra tại biển Đông, như là việc cải tạo, xây dựng tiền đồn quy mô lớn khiến một người bình thường không thể hiểu được việc này phù hợp gì với hiện trạng khu vực.”

“Các biện pháp áp bức và đe dọa vũ lực nhằm củng cố các tuyên bố về lãnh thổ đơn giản là không thể chấp nhận được”, ông Russel cho biết vào hôm qua trong buổi họp báo với các phóng viên.

Hiện, Philippines đang gửi vấn đề tranh chấp lãnh thổ lên tòa án Liên Hợp Quốc, dù cho Trung Quốc không công nhận.

Chi MK (Theo Bloomberg)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: bãi đá Gạc Ma