Tin mới

Bộ não bị đánh cắp của Albert Einstein và 'cuộc phiêu lưu' ly kỳ như cuộc đời thiên tài lỗi lạc

Thứ ba, 19/04/2022, 16:31 (GMT+7)

Trước khi Albert Einstein qua đời vào tháng 4/1955, ông nói với gia đình rằng không muốn bị nghiên cứu. Nhưng chỉ vài giờ sau khi trút hơi thở cuối cùng, một giám định viên đã đánh cắp bộ não của nhà bác học thiên tài.

Khi Albert Einstein được đưa tới bệnh viện vào năm 1955, ông biết ngày tàn của mình gần kề. Nhưng nhà vật lý nổi tiếng người Đức đã sẵn sàng và ông thông báo với các bác sĩ rằng mình không nhận điều trị y tế. "Tôi muốn ra đi khi cần. Thật vô vị khi kéo dài sự sống một cách giả tạo. Tôi đã thực hiện xong  những chia sẻ của mình, đã đến lúc phải đi. Tôi sẽ làm vậy một cách thanh lịch".

Bộ não bị đánh cắp của Albert Einstein và 'cuộc phiêu lưu' ly kỳ như cuộc đời thiên tài lỗi lạc - Ảnh 1

Khi Albert Einstein qua đời vì chứng phình động mạch chủ bụng vào ngày 18/4/1955, ông đã để lại một di sản vô song. Nhà khoa học có mái tóc xoăn này đã trở thành biểu tượng của thế kỷ 20, là bạn của Charlie Chaplin, thoát khỏi Đức Quốc xã và đi tiên phong trong một mô hình vật lý hoàn toàn mới. 

Thực tế, Einstein được tôn kính đến mức chỉ vài giờ sau khi ông qua đời, bộ não đã bị đánh cắp và được cất giấu trong nhà một bác sĩ. Không chỉ cuộc đời Einstein được ghi chép nghiêm túc mà hành trình kỳ lạ của bộ não siêu việt này sau đó cũng rất đáng quan tâm.

Bộ não bị đánh cắp của Albert Einstein và 'cuộc phiêu lưu' ly kỳ như cuộc đời thiên tài lỗi lạc - Ảnh 2

Bộ não giá trị nhất thế giới

Einstein sinh ngày 14/3/1879 tại  Ulm, Württemberg, Đức. Trước khi phát triển thuyết tương đối rộng vào năm 1915 và đoạt giải Nobel Hòa bình về Vật lý 6 năm sau đó, Einstein chỉ là một người Do thái trung lưu rất bình thường.

Khi lớn lên, Einstein nhớ lại 2 "kỳ quan" ảnh hưởng sâu sắc đến ông khi còn nhỏ. Đầu tiên là cuộc gặp gỡ với chiếc la bàn khi ông mới 5 tuổi. Chính điều này đã sinh ra niềm đam mê bất tận với các lực lượng vô hình của vũ trụ trong Einstein.

Thứ hai chính là việc Einstein phát hiện ra một cuốn sách hình học khi ông 12 tuổi. Ông gọi nó là "cuốn sách hình học nhỏ thiêng liêng". Cũng trong khoảng thời gian này, các giáo viên của cậu bé Einstein nói rằng đứa trẻ hiếu động này sẽ chẳng làm nên trò trống gì.

Bộ não bị đánh cắp của Albert Einstein và 'cuộc phiêu lưu' ly kỳ như cuộc đời thiên tài lỗi lạc - Ảnh 3

Không nản lòng, sự tò mò của Einstein về điện và ánh sáng ngày càng lớn. Vào năm 1900, ông tốt nghiệp Học viện công nghệ Liên bang Thụy Sĩ tại Zurich. Tuy nhiên, dù có tính ham học và nền tảng học vấn tốt, Einstein vẫn gặp khó khăn để đảm bảo công việc nghiên cứu của mình.

Sau nhiều năm đi làm gia sư, bố một người bạn đã giới thiệu Einstein vào làm thư ký cho văn phòng cấp bằng sáng chế tại Bern. Công việc này cung cấp sự đảm bảo cần thiết để Einstein kết hôn với người bạn gái lâu năm. Trong lúc đó, ông tiếp tục hình thành lý thuyết về vũ trụ trong thời gian rảnh rỗi.

Ban đầu, Einstein bị cộng đồng vật lý phớt lờ nhưng sau đó, ông tạo được danh tiếng nhờ tham dự các hội nghị và cuộc họp quốc tế. Cuối cùng, vào năm 1915, ông hoàn thành thuyết tương đối mở rộng. Cứ như vậy, ông trở nên nổi tiếng toàn cầu.

Bộ não bị đánh cắp của Albert Einstein và 'cuộc phiêu lưu' ly kỳ như cuộc đời thiên tài lỗi lạc - Ảnh 4

Khi Chiến tranh thế giới I nổ ra, Einstein công khai phản đối ham muốn chủ nghĩa dân tộc của Đức. Khi Thế chiến II kết thúc, Einstein và vợ hai Elsa Einstein đã di cư đến Mỹ để tránh bị Đức Quốc xã đàn áp. Đến năm 1932, phong trào phát xít Đức coi các học thuyết của Einstein là "vật lý Do Thái". Nước này đã bài trừ các công trình của ông.

Tuy nhiên, Viện Nghiên cứu Cao cấp tại ĐH Princeton ở New Jersey đã chào đón Einstein. Tại đây, ông làm việc và nghiên cứu về những bí ẩn của thế giới cho đến khi qua đời 2 thập kỷ sau đó.

Bộ não bị đánh cắp của Albert Einstein và 'cuộc phiêu lưu' ly kỳ như cuộc đời thiên tài lỗi lạc - Ảnh 5

Vào ngày cuối đời, Einstein bận viết bài phát biểu trên truyền hình nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Nhà nước Israel. Lúc này, chứng phình động mạch chủ bụng của ông tái phát nhưng nhà khoa học đã từ chối điều trị.

Khi Albert Einstein qua đời, một số người suy đoán nguyên nhân cái chết có liên quan đến bệnh giang mai. Tuy nhiên, không có bằng chứng nào về căn bệnh này được tìm thấy trên thi thể hay não của Einstein sau này.

Bộ não bị đánh cắp

Vài giờ sau khi Einstein qua đời, bác sĩ đã tiến hành khám nghiệm tử thi. Vị bác sĩ này đã đánh cắp bộ não của một trong những con người lỗi lạc nhất thế giới mà không được sự cho phép của gia đình Einstein.

Tên ông là Tiến sĩ Thomas Harvey. Ông tin rằng bộ não của Einstein cần được nghiên cứu bởi đây là một trong những người đàn ông thông minh nhất thế giới. Mặc dù Einstein đã viết sẵn chỉ dẫn hỏa táng sau khi chết nhưng con trai ông cuối cùng cũng cho phép Tiến sĩ Harvey giữ bộ não của bố mình. Anh tin rằng việc nghiên cứu bộ não của một thiên tài là điều quan trọng.

Bộ não bị đánh cắp của Albert Einstein và 'cuộc phiêu lưu' ly kỳ như cuộc đời thiên tài lỗi lạc - Ảnh 6

Harvey chụp ảnh tỉ mỉ bộ não, cắt nó thành 240 mảnh rồi gửi cho các nhà nghiên cứu khác. Phần não còn lại ông cố gắng tặng cho cháu gái Einstein vào những năm 90 nhưng bà từ chối. Theo báo cáo, Harvey vận chuyển các phần não đi khắp nước Mỹ trong một hộp rượu táo được giữ trong tủ trữ bia đông lạnh.

Vào năm 1985, ông xuất bản một bài báo về bộ não Einstein, trong đó nói rằng nó thực sự trông khác với não người bình thường, do đó hoạt động cũng khác. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau đó đã bác bỏ các lý thuyết này.

Trường hợp bộ não Einstein có thể được tóm gọn trong câu trích dẫn ông từng viết trên bảng đen của văn phòng trường ĐH Princeton ngày ấy: "Không phải mọi thứ đếm được đều có thể đếm, và không phải mọi thứ đã được đếm thực sự có giá trị đúng như thế".

(Theo All That Interesting)

>> Xem thêm: Ngắm đồng hồ suốt 14 năm, tưởng điên rồ nhưng đó là cách để chứng minh một lí thuyết của Einstein

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news