Tin mới

Bộ phận duy nhất trên cơ thể không bao giờ bị lạnh hay đóng băng

Thứ năm, 24/06/2021, 15:39 (GMT+7)

Cơ thể con người giống như một cỗ máy siêu nhiên và dù trời có lạnh đến đâu thì cũng có một bộ phận hông bao giờ bị lạnh hay đóng băng.

Bộ phận ấy chính là đôi mắt. Nhiều người cho rằng đôi mắt ướt và lúc nào cũng tiếp xúc với môi trường bên ngoài thì khi gặp phải nhiệt độ lạnh chúng có thể bị đóng băng. Tuy nhiên, nhãn cầu thực tế vẫn luôn ấm áp dù không được bảo vệ.

Một lý do khiến mắt không bao giờ cảm thấy lạnh chính là vì chúng chỉ có dây thần kinh tiếp xúc và cảm nhận chứ không có dây thần kinh cảm giác lạnh. Đây là đặc điểm giúp con người thích nghi với môi trường trong quá trình tiến hóa lâu dài của tổ tiên từ xa xưa.

Dù trời có lạnh đến đâu thì đôi mắt vẫn không bao giờ bị lạnh cóng hay đóng băng. Ảnh minh họa: Internet
Dù trời có lạnh đến đâu thì đôi mắt vẫn không bao giờ bị lạnh cóng hay đóng băng. Ảnh minh họa: Internet

Đôi mắt là bộ phận quan trọng giúp chúng ta quan sát thế giới mọi lúc, mọi nơi. Nếu mỗi khi mùa đông đến mà mắt lại lạnh, cóng thì con người sẽ gặp nhiều khó khan trong cuộc sống. Vì vậy, các chuyên gia đã chỉ ra rất nhiều nguyên nhân khiến đôi mắt không thể đông cứng trước giá lạnh.

Không giống như các bộ phận khác trên cơ thể, mắt được bơm máu liên tục ngay cả trong những tình huống lạnh giá nhất. Hơn nữa, mắt còn nằm khá sâu trong đầu và được xương, mô, mỡ giữ ấm. Về cơ bản, đôi mắt hầu như không bao giờ đóng băng, bị cóng khi ở trong một cơ thể sống.

Nguồn máu chính đến mắt là động mạch mắt, là một nhánh của động mạch sâu cung cấp máu cho não. Khi ở trong môi trường lạnh giá, cơ thể sẽ truyền máu đến não nhiều hơn, giúp mắt ấm hơn.

Nhờ nằm sâu trong hốc mắt, đôi mắt lúc nào cũng được giữ ấm tự nhiên. Nước mắt mặn cũng giúp nó không bao giờ bị đóng băng khi chúng ta còn sống. Ảnh minh họa: Internet
Nhờ nằm sâu trong hốc mắt, đôi mắt lúc nào cũng được giữ ấm tự nhiên. Nước mắt mặn cũng giúp nó không bao giờ bị đóng băng khi chúng ta còn sống. Ảnh minh họa: Internet

Bởi nước mắt là nước mặn nên chúng có khả năng chống đóng băng. Tuy nhiên, trong thời tiết cực lạnh, mắt nước mắt vẫn có thể đông đặc gây "sưng tấy" mí mắt. Mặc dù vậy, bản thân đôi mắt vẫn sẽ không bị ảnh hưởng. Về cơ bản, mắt của chúng ta chỉ đóng băng tự nhiên khi con người qua đời trong môi trường rất lạnh. Nước mặn vốn đóng băng ở nhiệt độ lạnh hơn nhieuf so với nước bình thường. Đó là lý do tại sao đôi mắt vẫn giữ ẩm được ở nhiệt độ dưới 0 độ C.

Mặc dù nhãn cầu không bị lạnh vào mùa đông nhưng độ sáng của tuyết có thể gây hại cho mắt. Tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím có thể gây viêm giác mạc, khiến mắt bạn đỏ, đau và nhạy cảm với ánh sáng.

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news