Tin mới

Bỏ quên bài học "quyền lực mềm", TQ chỉ là kẻ thua cuộc

Thứ hai, 09/06/2014, 15:07 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Trung Quốc hiện nay đang nuôi giấc mơ khôi phục lại vị trí từng có trong lịch sử, nhưng những hành động hiện nay của Bắc Kinh đã phơi bày bộ mặt thật của cái gọi là "trỗi dậy hòa bình".

(Tinmoi.vn) Trung Quốc hiện nay đang nuôi giấc mơ khôi phục lại vị trí từng có trong lịch sử, nhưng những hành động hiện nay của Bắc Kinh đã phơi bày bộ mặt thật của cái gọi là "trỗi dậy hòa bình".

 

Tờ Asia Times vừa qua có đăng bài xã luận của chuyên gia Tim Kumpe thuộc ĐH Goethe (Frankfurt, Đức) nhận định rằng Trung Quốc đang phớt lờ luật pháp quốc tế trên biển Đông, do đó tự đánh mất “quyền lực mềm”.

Tim Kumpe nhận định, phản ứng cộc cằn của tướng Vương Quán Trung - phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc trước những chỉ trích của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Thủ tướng Nhật Shizo Abe - tại Đối thoại Shangri-La cho thấy Bắc Kinh không hề tôn trọng luật pháp quốc tế trên biển Đông và biển Hoa Đông. Nhiều Bộ trưởng Quốc phòng các nước châu Á - Thái Bình Dương đều nhất trí tán đồng những chỉ trích nhằm vào Trung Quốc. Điều này đồng nghĩa với việc, thay vì giới hạn đồng minh của Mỹ trong khu vực, Trung Quốc đã tự đánh mất vai trò của mình.

Bắc Kinh muốn xây dựng hình ảnh một quốc gia trỗi dậy hòa bình, hữu nghị, tin tưởng lẫn nhau, nhưng những hành động bất chấp luật pháp và lẽ phải đã hủy hoại hoàn toàn hình ảnh nước này. Những yếu tố tối cơ bản, cần thiết của “quyền lực mềm” - xu hướng của các cường quốc hiện nay đã bị một Trung Quốc luôn ôm mộng bành trướng cho vào quên lãng.

Bỏ quên bài học quyền lực mềm, TQ chỉ là kẻ thua cuộc

Hành động hung hăng trong khu vực, Trung Quốc đã tự đánh mất vai trò của mình

“Trung Quốc cần ASEAN để hiện thực hóa giấc mơ phát triển, nhưng lại xâm hại rất nhiều thành viên ASEAN. Bắc Kinh cần phải hiểu rằng nước này cần đồng minh chứ không thể một mình một đường. Nhưng Bắc Kinh dường như quên mất nguyên tắc cơ bản này”.

Hơn thế, những hành động hiếu chiến của Trung Quốc chỉ khiến các nước khu vực buộc phải tăng cường vũ trang để đối phó với nguy cơ xâm lược. Mỹ sẽ càng có cớ để mở rộng sự hiện diện quân sự tại khu vực. 

“Trung Quốc đang thua thiệt về cả sức mạnh quyền lực cứng và quyền lực mềm trong khi Mỹ và các đồng minh hưởng lợi", ông Kumpe đánh giá.

Theo chuyên gia người Đức, quyền lực thông minh là sự kết hợp khéo léo giữa quyền lực cứng và mềm. Nó dựa trên nền tảng sức mạnh quân sự và mối quan hệ liên minh, đối tác hữu hảo. Điều này được Mỹ vận dụng một cách triệt để trong chiến lược tái cân bằng tại châu Á. Thậm chí, ngay trước thềm hội nghị an ninh ở Singapore, Mỹ đã bỏ nhiều công sức để tăng cường liên minh với Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước Đông Nam Á như Philippines và Việt Nam. Là một phần của chiến lược sức mạnh thông minh, nước Mỹ đang dần thể hiện trách nhiệm nhiều hơn đối với các đồng minh của họ.

Liên quan đến an ninh khu vực, Nhật Bản, đồng minh mạnh nhất trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, dự kiến ​​sẽ đóng một vai trò tích cực hơn. Đây là chính xác những gì Nhật Bản đang làm thể hiện qua những hành động và Chính sách của Tokyo.

Trong thời điểm Trung Quốc gây hấn, Mỹ và Nhật đã siết chặt quan hệ đối tác với các nước khu vực. Nhật đóng góp vào an ninh khu vực khi hỗ trợ 10 tàu tuần tra cho Philippines, cũng như những động thái thể hiện sự ủng hộ đối với Việt Nam . Do đó, chuyên gia Kumpe đánh giá tại Đối thoại Shangri-La, Trung Quốc là kẻ thua cuộc. “Chiến thuật quyền lực thiếu thông minh của Bắc Kinh khiến nước này mất bạn trong khu vực. Nỗ lực tăng quyền lực của Bắc Kinh có tác dụng ngược, khiến nước này thiệt hại cả quyền lực cứng và mềm. Trong khi Trung Quốc đánh mất quyền lực mềm, Mỹ và Nhật nhận được sự tín nhiệm và niềm tin”.

Bỏ quên bài học quyền lực mềm, TQ chỉ là kẻ thua cuộc

Những "cái mất" của Trung Quốc chính là "cái được của Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước đồng minh của họ ( Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel (giữa), Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera (trái), và Bộ trưởng Quốc phòng Nam Triều Tiên Kim Kwan-jin)

Bên cạnh những hành động này, các chính sách của Tokyo cũng cho thấy rằng Hoa Kỳ đang thực hiện quyền lực với những nước khác. Là một trong những yếu tố hỗ trợ thực hiện chiến lược sức mạnh thông minh của Mỹ, chiến lược "hòa bình tiên phong" của Nhật Bản được tạo ra để đưa Trung Quốc trở về đúng vị trí của họ.

Nhật Bản đã tuyên bố sẽ hỗ trợ các nước Đông Nam Á chống lại tuyên bố của Trung Quốc trong các vùng tranh chấp lãnh thổ. Chiến lược "hòa bình tiên phong" của ông Abe có một chức năng kép, vừa tìm cách kiềm chế Trung Quốc, đồng thời tìm cách thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, với mối quan ngại ngày càng tăng rằng Trung Quốc có thể sử dụng vũ lực để thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông, Nhật Bản dự định tăng cường hợp tác với ASEAN "để đảm bảo rằng các quy định của pháp luật được tôn trọng trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ".

Trong Đối thoại Shangri-La có cả người chiến thắng và kẻ thua. Điều này có thể được đo bằng quyền lực thông minh và sự kết hợp của sức mạnh cứng và mềm. Đó là một cuộc đụng độ của người khổng lồ, một trận chiến có thể nhìn thấy giữa chiến lược chưa thông minh và chiến lược thông minh: Bắc Kinh so với Washington, và giữa các đồng minh và bạn bè của họ.

Cho đến nay, những chiến lược thiếu thông minh của Bắc Kinh đã chẳng thể mang lại lợi ích gì cho họ trong việc chiến thắng các quốc gia khác trong khu vực. Hành động của Trung Quốc đã không những không thể chinh phục, mà ngược lại còn gây ra đối kháng. Những nỗ lực để đạt quyền lực tối cao trong khu vực của Bắc Kinh đã phản tác dụng, đồng thời đánh mất cả quyền lực cứng và mềm.

Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng nhiều mất mát do sự say mê quyền lực thì ngược lại, Mỹ và Nhật Bản đã đạt được sự tín nhiệm, tin tưởng và thu hút. "Cái mất" của Bắc Kinh chính là "cái được" của Washington, Tokyo, và các đồng minh, bạn bè của họ".

Những hành động gây gổ, hung hăng và bành trướng của Trung Quốc trong khu vực chỉ là "cái cớ thuận lợi" để Mỹ tăng cường hơn nữa sự hiện diện của Mỹ ở châu Á cũng như việc hỗ trợ quân sự của Washington cho các quốc gia đồng minh trong khu vực này.

Các hành động và cam kết của Nhật Bản và Hoa Kỳ tại Đối thoại Shangri-la là biểu hiện cho một sức mạnh thông minh đã được tính toán kĩ. Hai quốc gia này đã tái khẳng định cam kết mạnh mẽ của họ trong việc bảo đảm an ninh khu vực.

Nếu Bắc Kinh đã không từ bỏ dã tâm theo đuổi "giấc mơ Trung Hoa", họ sẽ phải thích ứng với một chiến lược lược thiếu thông minh. Cộng đồng quốc tế không chống lại sự vĩ đại, nhưng họ phản đối sự vĩ đại mà không toàn vẹn. Luật pháp quốc tế không phải là Mỹ hay Trung Quốc. Không có loại quyền lực có thể vượt lên trên luật pháp.

 

Yên Yên (Lược dịch theo Asia Times)

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news