Trong tiểu thuyết võ hiệp Trung Quốc, các nhà văn, tiểu thuyết gia thường miêu tả những hiệp khách giang hồ thường có sở thích cướp của người giàu chia cho người nghèo, hành hiệp trượng nghĩa. Tuy nhiên, những ghi chép trong sử sách lại khác hoàn toàn với tiểu thuyết.
Thời phong kiến xưa, các hiệp khách giang hồ thường bị triều đình coi là một vấn nạn nhức nhối trong xã hội. Đến thời Tây Hán, các hoàng đế lần lượt tiến hành chỉnh đốn, các hiệp khách này dần dần biến mất. Mãi đến thời kỳ tiểu thuyết võ hiệp thời Tùy - Đường khởi sắc trở lại, các hiệp khách giang hồ từng bị phê phán, chỉ trích dần được nhiều người yêu mến, tôn trọng hơn.
Theo Sohu, vào thời Xuân Thu Chiến Quốc, xã hội bước vào thời kỳ loạn thế, các chư hầu liên tục ra Chính sách thâu tóm nhân tài. Do đó, làn gió "dưỡng sĩ chi phong" thịnh hành, tạo ra cơ hội cho các hiệp khách giang hồ. Đơn cử như Dự Nhượng - người được nhắc đến trong "Thứ khách liệt truyện", một người đàn ông thời Tấn muốn ám sát Triệu Tương Tử để trả thù cho ân nhân của mình không ngần ngại vẽ lên cơ thể và bôi than đen để không ai nhận ra. Hay Kinh Kha - người dám tuyên bố một mình đến ám sát Tần Thủy Hoàng nhưng bất thành đều là những hiệp khách giang hồ. Điểm chung của những hiệp khách này là họ đều sống trong cảnh khốn khổ, không hạnh phúc như trong tiểu thuyết miêu tả.
Ngoài ra, trong "Sử kí· du hiệp liệt truyện" có ghi lại việc các hiệp khách Chu Gia và Quách Giải vào cuối thời Tần và đầu thời Hán, chịu trách nhiệm chính trong việc che giấu những kẻ bị triều đình truy nhã. Vì vậy, Hán Phi - một học phái Ngũ đố đã nhận định "nho dĩ văn loạn pháp, hiệp dĩ vũ phạm cấm" (tức ý chỉ văn nhân dùng ngòi bút của mình để phá vỡ hệ thống pháp luật, còn hiệp khách dùng vũ lực). Vào thời Tây Hán, sau ba đời vua Kinh Văn, Cảnh, Vũ đế đã chỉnh đốn vấn đề này, những hiệp khách trên giang hồ dần suy tàn và biến mất hẳn sau thời Đông Hán.
Tuy nhiên, tinh thần hiệp khách vẫn được lưu truyền đến những đời sau. Trong "Tam Quốc chí" từng ghi chép lại rằng, khi Tào Tháo còn trẻ, ông rất thích dùng hiệp khách giang hồ. Thậm chí, cận vệ riêng của Tào Tháo là Điển Vi - một người hành tẩu giang hồ có võ nghệ rất cao cường. Điển Vi được mô tả là người "có ngoại hình vạm vỡ, khôi ngô và dày dặn kinh nghiệm bôn ba giang hồ". Phải đến thời nhà Tùy và nhà Đường, tiểu thuyết võ thuật mới bắt đầu xuất hiện và những hiệp khách giang hồ lại được đón nhận.
Ví dụ như một đại văn nhân thời nhà Đường đã miêu tả nữ hiệp khách Nhiếp Ẩn Nương thích hành tẩu giang hồ trong "truyền kì". Nhà thơ Lý Bạch thời Đường khao khát cuộc sống tự do như "hiệp khách hành", thích kết giao với các hào sĩ, tính tình khảng khái.