Tin mới

"Soi" giàn khoan HD-981 của Trung Quốc đặt trái phép ở Biển Đông

Thứ sáu, 09/05/2014, 10:32 (GMT+7)

(Tinmoi.vn) Hình ảnh cận cảnh về giàn khoan HD-981 Trung Quốc đặt trái phép trên vùng Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. Giàn khoan trái phép này có diện tích bằng sân bóng đá, có thể chịu được sóng cao 10m cùng sức gió 160 km/h.

 

 

 

 

 

(Tinmoi.vn) Hình ảnh cận cảnh về giàn khoan HD-981 Trung Quốc đặt trái phép trên vùng Biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam. Giàn khoan trái phép này có diện tích bằng sân bóng đá, có thể chịu được sóng cao 10m cùng sức gió 160 km/h.

Giàn khoan HD-981 mà Trung Quốc hạ đặt phi pháp, trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam được xem như một hàng không mẫu hạm trong ngành khai thác dầu khí của nước này.

Cận cảnh giàn khoan HD-981 của Trung Quốc ở biển Đông

Hải Dương 981 (HD-981) là giàn khoan nửa nổi nửa chìm, có chiều dài 114 m, chiều rộng 90 m, chiều cao 137 m và khối lượng 31.000 tấn. Diện tích mặt sàn của nó bằng một sân bóng đá tiêu chuẩn. Theo Wall Street Journal, lượng thép mà người ta dùng để xây dựng HD-981 lớn gấp 4 lần lượng thép để dựng tháp Eiffel của Pháp. Theo thiết kế, HD-981 có thể chống chịu sóng cao 10m cùng sức gió lên tới 160 km/h. Ảnh: China News

Cận cảnh giàn khoan HD-981 của Trung Quốc ở biển Đông

Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) hạ thủy giàn khoan HD-981 vào giữa năm 2012. Hiện tại, HD-981 thuộc quyền quản lý của công ty dịch vụ Bãi dầu Trung Quốc (COSL), đơn vị trực thuộc CNOOC. Ảnh: Xinhua.

Cận cảnh giàn khoan HD-981 của Trung Quốc ở biển Đông

HD-981 là loại giàn khoan bán chìm thế hệ thứ 6, chuyên dụng ở vùng nước sâu đầu tiên của Trung Quốc. Nó ra đời nhằm khai thác dầu và khí đốt ở những vùng biển có độ sâu tối đa 3.000 m. Mũi khoan của HD-981 có thể tiếp cận những túi dầu ở độ sâu 10.000 m. Trước đó, các giàn khoan của Trung Quốc chỉ có thể khai thác dầu ở những vùng biển có độ sâu tối đa 500 m. Ảnh: Tân Hoa Xã 

Cận cảnh giàn khoan HD-981 của Trung Quốc ở biển Đông

Tại buổi lễ đặt tên “Offshore Oil Aircraft Carrier” (Hàng không mẫu hạm dầu mỏ) cho giàn khoan HD 981, Chủ tịch CNOOC Wang Yilin nói: "HD 981 là công cụ rất cần thiết cho việc thực hiện chiến lược khai thác dầu ngoài khơi của Trung Quốc”. Ảnh: Xinhua.

Cận cảnh giàn khoan HD-981 của Trung Quốc ở biển Đông

Phòng điều khiển trung tâm của giàn khoan. Ảnh: Tân Hoa Xã

Cận cảnh giàn khoan HD-981 của Trung Quốc ở biển Đông

Căng tin trên giàn khoan.

Cận cảnh giàn khoan HD-981 của Trung Quốc ở biển Đông

Hành lang khu phòng ngủ.

Cận cảnh giàn khoan HD-981 của Trung Quốc ở biển Đông

Phòng tập thể thao dành cho nhân viên.

Cận cảnh giàn khoan HD-981 của Trung Quốc ở biển Đông

Giàn khoan Hải Dương 981 còn có sân đỗ trực thăng.

Cận cảnh giàn khoan HD-981 của Trung Quốc ở biển Đông

Theo hãng tin Reuters của Anh, công nhân từng phải sửa chữa giàn khoan nước sâu trị giá một tỷ USD của Trung Quốc hồi đầu năm 2013 vì rò rỉ. CNOOC cho biết: “Các kỹ thuật viên phát hiện rò rỉ trong phòng máy bơm của HD-981 trong một đợt kiểm tra định kỳ”. Hoạt động sửa chữa kéo dài tới cuối tháng 2 cùng năm. Ảnh: Tân Hoa Xã

Cận cảnh giàn khoan HD-981 của Trung Quốc ở biển Đông

Tạp chí Mining & Power dẫn lời Simon Powell, một chuyên gia về dầu mỏ và khí đốt châu Á, nhận định: “HD-981 có khả năng phát hiện khí đốt dễ dàng hơn so với dầu mỏ. Tuy nhiên, nếu nó phát hiện khí tự nhiên ở vùng biển có độ sâu 1 – 2 km, có thể khí sẽ mắc kẹt phía dưới. Trong trường hợp ấy, hoạt động thăm dò sẽ không mang lại hiệu quả kinh tế”. Ảnh: Tân Hoa Xã

Xem thêm: Vega Iron 2, "quái vật" của Pantech chính thức trình làng

Thu Thủy (Tổng hợp) 

Theo dõi Tinmoi.vn trên Tinmoi.vn - Google news
Từ khóa: gian khoan HD-981