Vừa qua, Tổ chức Khí tượng học Thế giới cho biết thế giới vừa ghi nhận kỷ lục mới về tia sét dài nhất thế giới, các số liệu đo được là hơn 640km, theo USA today.
(ảnh minh họa internet)
Theo đó, tia sét đã di chuyển với chiều dài kỷ lục của nó tương đương khoảng cách từ thủ đô Washington DC tới Boston. Tia sét được ghi nhận ở phía nam Brazil ngày 31/10/2018.
>> Xem thêm: Đột kích hố tử thần không đáy giữa phố phát hiện nhiều bí ẩn bất ngờ
Ngoài tia sét dài nhất xét về kỷ lục khoảng cách thì kỷ lục thế giới còn ghi nhận tia sét dài nhất thế giới về thời gian. Theo đó, một tia sét xuất hiện trong 16,73 giây đã được ghi nhận ở phía bắc Argentina vào ngày 4/3/2019.
Ông Randall Cerveny, giáo sư tại Đại học bang Arizona cho biết có những kỷ lục phi thường về các hiện tượng sấm chớp mà điều kiện môi trường khắc nghiệt là thước đo lường và đánh giá những khả năng này.
Tia sét dài dài nhất thế giới (ảnh internet)
"Có thể những sự kiện kỳ vĩ hơn vẫn đang tồn tại và chúng ta sẽ quan sát được chúng khi công nghệ phát hiện các tia sét được cải thiện", vị này nói.
>> Xem thêm: Bí ẩn đền thờ cổ 'đội nước thức dậy' sau 200 năm 'ngủ quên'
Được biết, tia sét trên được phát hiện nhờ sự hỗ trợ của thiết bị phát hiện chớp trên các vệ tinh quay quanh Trái Đất. Trước đó, kỷ lục ấn tượng này thuộc về tia sét dài hơn 320km vào năm 2017 ở Oklahoma. Kỷ lục trước đó về tia sét xảy ra lâu nhất là 7,74 giây vào năm 2012 ở Pháp.
(ảnh internet)
Để xác lập kỷ lục các tia sét, người ta phải xác nhận qua việc sử dụng các dữ liệu thu thập được từ mạng lưới đo lường chớp trên mặt đất. Bởi sấm sét vốn là hiện tượng tự nhiên và khiến cho số người thiệt mạng hằng năm không hề nhỏ.
>> Xem thêm: Cô bé sở hữu bàn tay tóe lửa và bí ẩn về siêu năng lực khiến khoa học bó tay
Tính riêng tại Mỹ, trung bình 20 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương mỗi năm do sấm sét, Cơ quan Thời tiết Quốc gia nước này cho biết. Vừa qua, ở Ấn Độ cũng đã ghi nhận 93 người chết vào ngày 25/6, chủ yếu là nông dân do bị sét đánh ở bang Bihar.