Theo China News, trưa 2/7, Ủy ban Tài nguyên nước Trường Giang (CWRC) đã phát cảnh báo khẩn rằng, thượng nguồn sông Dương Tử (hay Trường Giang) - con sông dài nhất của Trung Quốc có thể trải qua "trận hồng thủy (lũ lụt) số 1 của sông Dương Tử năm 2020".
Bắc Kinh đã ban hành "cảnh báo lũ số 1" cho các khu vực đầu nguồn đập Tam Hiệp. Ảnh: THX
Lúc 10 giờ sáng cùng ngày, CWRC đã báo cáo lượng nước vào hồ chứa đập Tam Hiệp được dự báo ở mức là 50.000 m3/giây, nhưng đến 14h cùng ngày đã tăng lên đến 53.000 m3/giây, tương đương với mức lũ năm 1998 ở Trung Quốc.
Hồ chứa đập Tam Hiệp, công trình thủy điện lớn nhất thế giới, đã mở 3 cửa xả lũ hôm 2/7. Ảnh: Tân Hoa Xã
Lưu lượng nước xả ra từ hồ chứa hôm 2/7 thực tế đã đạt mức 35.600 m3/giây, và mực nước trước đập đạt 146,97 mét. Lưu lượng nước xả ra từ hồ chứa hôm 2/7 thực tế đã đạt mức 35.600 m3/giây, và mực nước trước đập đạt 146,97 mét.
Trong bối cảnh đó, đập Tam Hiệp đã mở 3 cửa xả lũ để giảm bớt tác động của lũ lụt tới vùng hạ lưu sông.
Kể từ ngày 29/6, nước xả từ đập Tam Hiệp đã được kiểm soát với tốc độ trung bình hàng ngày là 35.000 mét khối mỗi giây, giảm tới 30% lưu lượng đỉnh của sông Dương Tử, giúp giảm bớt sức ép kiểm soát lũ ở trung lưu và hạ lưu sông.
Ban chỉ huy Phòng chống Lũ lụt và Hạn hán Quốc gia Trung Quốc đã kích hoạt ứng phó khẩn cấp cấp 4 trước diễn biến của mưu lũ ở các tỉnh phía nam. Ảnh: Tân Hoa Xã.
Theo Tân Hoa Xã, hôm 2/7, cơ quan quản lý đập Tam Hiệp xác nhận, công trình thuỷ lợi lớn nhất hành tinh này đã chứng kiến đợt lũ đầu tiên trong năm của sông Dương Tử hôm 2/7 và trong trạng thái sẵn sàng để giảm thiểu tác động của lũ lụt tới vùng hạ lưu sông.
Tính đến cuối tháng 6, mưa lớn và ngập lụt đã ảnh hưởng đến hơn 15 triệu người sinh sống trên các địa bàn ở 13 tỉnh của Trung Quốc. Ít nhất 106 người chết và mất tích. Khoảng 97.000 ngôi nhà chịu thiệt hại. Tổn thất kinh tế từ đợt thiên tai này đã lên đến 25 tỷ nhân dân tệ (khoảng 3,6 tỷ USD).