Ngày 29/6, Tân Hoa Xã đưa tin, mưa lớn tại thượng nguồn khiến nước hồ chứa liên tục dâng cao đã buộc đập Tam Hiệp - đập thủy điện lớn nhất hành tinh phải xả lũ lần đầu tiên trong năm nay. Trung Quốc hiện đang trải qua mùa mưa bất thường suốt hàng thập kỷ khi mưa lũ kéo dài liên tục suốt hơn 28 ngày qua.
Trước đó, giới quan sát đã đặt nghi vấn liệu lũ lụt những ngày qua ở các địa phương nằm gần đập Tam Hiệp có liên quan tới việc con đập này xả lũ hay không.
Đập Tam Hiệp được xây với 3 mục đích chính là sản xuất điện, kiểm soát lũ và hỗ trợ giao thông đường thủy. Trung Quốc đã huy động 510.000 tấn thép để xây dựng con đập khổng lồ này. Để so sánh, số thép này có thể xây dựng được 60 tháp Eiffel, biểu tượng của nước Pháp. Ảnh: THX
Theo Tân Hoa xã, do ảnh hưởng của mưa lớn ở khu vực trung và thượng lưu sông Trường Giang, lượng nước đi vào hồ chứa Tam Hiệp không ngừng tăng. Để giải phóng một lượng nước có khả năng gây lũ lụt trong tương lai, sáng 29/6 đập Tam Hiệp đã mở cống xả nước.
Đập Tam Hiệp gần đây thu hút sự chú ý lớn của dư luận ở trong và ngoài Trung Quốc vì mưa lớn kéo dài bất thường. Nhiều cư dân mạng Trung Quốc bày tỏ lo ngại về sư An Nguy của công trình thủy điện lớn nhất hành tinh này.
Trong khi hầu như tờ báo chính thống Trung Quốc đại lục nào những ngày qua đều không đăng các bài viết đặt nghi vấn về sự an toàn của đập Tam Hiệp, truyền thông Đài Loan, Hong Kong và nhiều người dùng mạng xã hội nước ngoài lại hoài nghi về năng lực của con đập trong mùa lũ năm nay.
Nhật báo Kinh tế Hong Kong ngày 29/6 bình luận: "Mưa lớn ở miền nam không ngừng, thử thách năng lực chống lũ của đập Tam Hiệp trên sông Trường Giang".
Tờ Taiwan News dẫn lời chuyên gia thủy lợi Trung Quốc Vương Duy Lạc, hiện sống ở Đức cho biết, ông nghi ngại về sự an toàn của công trình này và cảnh báo con đập có thể vỡ bất kỳ lúc nào.
Ước tính tổng chi phí của con đập đã dao động ở khắp mọi nơi từ 25 tỷ đô la và đã tăng vọt lên tới 37 tỷ đô la theo một số tính toán.
Đây không phải lần đầu tiên đập Tam Hiệp bị đặt vào vòng nghi vấn về độ an toàn. Năm 2019, sau khi xuất hiện ảnh Google Maps cho thấy đập Tam Hiệp dường như bị biến dạng. Tuy nhiên, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã dẫn lời chuyên gia Trung Quốc bác bỏ tin đồn.
Thời báo Hoàn Cầu dẫn lời ông Quách Tấn, nghiên cứu viên tại Viện cơ học công trình thuộc Cục Địa chấn Trung Quốc: "Đập Tam Hiệp là một dự án tuyệt đối an toàn, có thể tồn tại lên tới 1.000 năm. Ngoài trọng lực Trái đất, không có ngoại lực nào, dù là lũ lụt hay động đất, có thể làm con đập biến dạng".
Hình ảnh đập Tam Hiệp cong khác thường xuất hiện vào năm 2019. Ảnh: SCMP
Theo Trung tâm Dự báo thời tiết nhà nước Trung Quốc công bố ngày 29/6, mưa lớn dự kiến ảnh hưởng khắp khu vực ven biển phía đông Trung Quốc trong tuần này sau khi hoành hành ở hầu khắp phía tây nam, làm ngập lụt nhiều làng mạc, địa điểm du lịch và khiến hơn 700.000 người phải sơ tán.
Lũ lớn ở thành phố Nghi Xương hạ lưu đập Tam Hiệp khiến hàng loạt ôtô bị ngập sâu trong nước.
Gần 14 triệu người ở 256 tỉnh thành của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi bão và lũ lụt tính tới 26.6, với 744.000 người phải sơ tán, theo China Daily dẫn thông tin từ Bộ Quản lý Khẩn cấp Trung Quốc. Bộ cho hay, 78 người đã được xác nhận chết hoặc mất tích và lũ lụt gây tổn thất kinh tế trực tiếp tới 27,8 tỉ nhân dân tệ (3,93 tỉ USD).
Mực nước tại hồ chứa của đập Tam Hiệp đã vượt ngưỡng báo động vào tuần trước. Ảnh: Asian Times
Lượng mưa ở Trung Quốc được đánh giá lá lớn nhất trong 70 năm qua và khiến hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Mưa lớn kéo dài liên tục 3 tuần buộc Trung Quốc phải tuyên bố tình trạng thảm họa tại 24 tỉnh thành thuộc khu vực thượng nguồn sông Dương Tử và đập Tam Hiệp.