Trong bản phán quyết vừa đưa ra chiều nay, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tuyên bố Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong cái mà nước này gọi là "đường lưỡi bò".
Hội đồng trọng tài của PCA. Ảnh: PCA |
Reuters dẫn thông báo từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague, Hà Lan, cho biết, Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong "đường lưỡi bò".
Người Việt Nam ở Philippines reo hò, ăn mừng sau phán quyết của tòa PCA:
[mecloud]gt8FRTrNiy[/mecloud]
"Tòa thấy rằng không có bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã thực thi quyền kiểm soát hoàn hoàn về mặt lịch sử đối với vùng biển hoặc các nguồn tài nguyên. Tòa cũng kết luận rằng không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc khẳng định quyền lịch sử đối với các nguồn tài nguyên nằm trong 'đường 9 đoạn'", phán quyết nêu rõ.
Lực lượng an ninh bảo vệ khu vực gần đại sứ quán Philippines ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Reuters |
"Trung Quốc không có danh nghĩa lịch sử đối với Biển Đông", phán quyết khẳng định.
Người dân Philippines ăn mừng phán quyết Biển Đông tại thủ đô Manila:
[mecloud]I7qy8gafCg[/mecloud]
Trong bản phán quyết dài 497 trang, PCA cũng kết luận, không có thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể mang lại vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc, đồng thời lên án Trung Quốc gây ra những thiệt hại không thể khắc phục đối với hệ san hô ở quần đảo Trường Sa.
Phán quyết cũng nói rằng, đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đang bị Đài Loan kiểm soát cũng không thể tạo ra EEZ.
Ngoài ra, việc Trung Quốc cải tạo đất, xây dựng các đảo nhân tạo là không phù hợp với nghĩa vụ của một quốc gia trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Trung Quốc gây ra những thiệt hại không thể khắc phục đối với hệ san hô ở quần đảo Trường Sa. |
Straits Times dẫn phán quyết của tòa cho biết, PCA khẳng định các tàu hành pháp Trung Quốc tạo ra nguy cơ xảy ra va chạm cao khi tiếp cận tàu Philippines. Phán quyết cho rằng Trung Quốc đã cản trở các quyền của ngư dân Philippines tại bãi cạn Scarborough bằng cách ngăn họ tiếp cận khu vực này.
"Tòa nhận thấy rằng Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền tại vùng đặc quyền kinh tế của Philippines bằng cách can thiệp vào các tàu cá và thăm dò dầu mỏ, xây dựng các đảo nhân tạo, ngăn cản ngư dân Trung Quốc đánh bắt trong khu vực. Tòa cho răng ngư dân Philippines có quyền đánh bắt truyền thống ở bãi cạn Scarborough và Trung Quốc đã can thiệp các quyền này để hạn chế ngư dân".
Người dân Philippines ăn mừng phán quyết Biển Đông tại thủ đô Manila. Ảnh: Straits Times |
Các quốc gia quan sát quá trình tố tụng, các nước thành viên PCA, các tòa thành viên của PCA, công chúng và các phương tiện truyền thông cũng nhận được e-mail về phán quyết kể trên. Sau khi e-mail đã được gửi đi, quyết định cũng sẽ được tải lên trang web của PCA.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida khẳng định phán quyết về Biển Đông PCA là cuối cùng và mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, các bên trong vụ kiện cần phải tuân thủ.
Các nhà hoạt động vui mừng trước phán quyết của tòa trọng tài tại một nhà hàng ở Manila. Ảnh: Reuters |
Bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế, Trung Quốc ngang nhiên vạch ra "đường lưỡi bò" hay còn gọi là "đường 9 đoạn", đòi chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông.
Năm 2013, Philippines chính thức khởi kiện "đường lưỡi bò". Tháng 10/2015, PCA tuyên bố có thẩm quyền xử vụ kiện. Và đến chiều nay (12/7), PCA chính thức ra phán quyết về vụ kiện của Manila.
(Cập nhật…)
Lê Huyền (tổng hợp)